Mức trợ cấp của trưởng thôn, tổ trưởng dân phố dôi dư khi sáp nhập xã

Mức trợ cấp của trưởng thôn, tổ trưởng dân phố dôi dư khi sáp nhập xã
Mức trợ cấp của trưởng thôn, tổ trưởng dân phố dôi dư khi sáp nhập xã

Ngày 21/04/2025 Ngôi sao.vn đưa tin “3 tháng nữa, khoảng 86.000 người Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng chính sách có lợi đặc biệt này” nội dung chính như sau:

Theo khoản 6, 7 và 8 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố như sau:

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.

– Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được hưởng hỗ trợ hàng tháng.

– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.

Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh, bao gồm:

– Bí thư chi bộ;

– Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố;

– Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Sắp tới, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được hưởng chính sách đặc biệt (Ảnh minh họa)

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) đã gia tăng quyền lợi của người lao động bằng việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với 5 nhóm:

Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người lao động làm việc không trọn thời gian; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên… không hưởng tiền lương; đối tượng khác mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Bài viết liên quan  Xe máy chở 3 học sinh lao vào gầm xe tải, một người tử vong tại chỗ

Ông Phạm Trường Giang – Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội cho biết, hiện nay chủ hộ kinh doanh, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố… chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, ngân sách Nhà nước sẽ bỏ ra để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho họ.

“Ngoài ra, còn người lao động không trọn thời gian, người quản lý doanh nghiệp… Tất cả những đối tượng này sẽ được hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để có cơ hội hưởng lương hưu” – ông Giang cho biết.

(Ảnh minh họa)

Theo dự kiến của Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), đối tượng chủ hộ kinh doanh có khoảng 2 triệu hộ; số người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện nay chỉ được hưởng 2 chế độ, thời gian tới sẽ được hưởng đầy đủ 5 chế độ, dự kiến là khoảng 86.000 người.

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được được thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thay vì chỉ hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất như luật hiện hành.

Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, trừ những người đã hưởng lương hưu mà làm ở tổ dân phố, thì còn khoảng 270.000 người.

Hiện nay, theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 chức danh, bao gồm: Bí thư chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Ngày 23/04/2025 báo Dân Trí đưa tin “Mức trợ cấp của trưởng thôn, tổ trưởng dân phố dôi dư khi sáp nhập xã” nội dung chính như sau:

Mức trợ cấp khi tinh giản biên chế

Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. 

Bài viết liên quan  Kết luận 128: Dừng bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện, xã cho tới khi hoàn thành việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Tính đến hết năm 2021, theo Bộ Nội vụ, cả nước có 436.617 người hoạt động không chuyên trách tại xã, thôn, tổ dân phố, trong đó có trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Hiện nay, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố dôi dư khi tinh giản biên chế do sắp xếp đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Cụ thể, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, trong đó có trưởng thôn, tổ trưởng dân phố dôi dư khi tinh giản biên chế do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp.

Những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh bầu cử cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.

Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.

Bên cạnh đó, đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh không do bầu cử, cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.

Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.

Như vậy, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố khi thực hiện tinh giản biên chế do sắp xếp cấp xã cũng được hưởng trợ cấp theo quy định nêu trên.

Nghiên cứu thêm chính sách

Về mức phụ cấp hằng tháng, Thông tư 07/2024/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định, với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, quỹ phụ cấp được ngân sách Nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 33 năm 2023 của Chính phủ.

Bài viết liên quan  Khám đau họng ra uпg thư dạ dày giai đoạn cuối, người đàn ông tức giận ném 2 “thủ phạm” trong bếp ra đường

Hiện nay, mức phụ cấp này được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.

Ngân sách khoán quỹ phụ cấp để chi trả hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố tùy theo quy mô, đặc điểm đơn vị hành chính mà có mức khoán 4,5-6 lần lương cơ sở, tương đương từ 10,53-14,04 triệu đồng/tháng.

Mức phụ cấp nêu trên không giống nhau giữa các tỉnh, thành, bởi mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được UBND cấp tỉnh, HĐND cùng cấp quy định căn cứ vào quỹ phụ cấp và đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương.

Vì vậy, mức phụ cấp trên dành cho không quá 3 chức danh, bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Từ quy định trên, Bộ Nội vụ nhận thấy phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hiện nay không cao nên mức trợ cấp đối với các đối tượng này dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính ở cấp xã còn thấp. 

Trong khi đó, Chính phủ định hướng trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Vì vậy, để tạo điều kiện giải quyết chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố nghỉ theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025 của Trung ương, Bộ Nội vụ đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và gửi về Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định.