Phát hiện ca nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ ở TPHCM, tấ.n côn.g từ chân lên phổi

Phát hiện ca nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ ở TPHCM, tấ.n côn.g từ chân lên phổi
Phát hiện ca nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ ở TPHCM, tấ.n côn.g từ chân lên phổi

Người đàn ông 42 tuổ.i vào viện cấp cứu do nhiễ.m trùn.g huyết nặng. Bác sĩ xác định vi khuẩn “ăn thịt người” đã gây tổn thương đa cơ quan từ mô mềm, khớp gối và lan đến phổi gây áp xe.

Ông N.V. (42 tuổ.i, trú tại TPHCM) vào một bệnh viện ở Bình Chánh (TPHCM) cấp cứu trong tình trạng gối trái sưng đỏ, đau dữ dội, khớp gần như bất động.

Khai thác bệnh sử, 10 ngày trước khi nhập viện, người đàn ông này bắt đầu cảm thấy đau nhức gối trái, cử động khó khăn. Ông V. tìm đến bệnh viện địa phương điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm và chuyển sang cơ sở y tế khác can thiệp thêm 5 ngày, tuy nhiên tình trạng thậm chí còn diễn tiến nặng hơn nên tiếp tục chuyển sang bệnh viện thứ 3.

Tại đây, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị áp xe gối trái do viêm khớp trên tiề.n sử đái tháo đường, tăng huyết áp. Khi thực hiện thêm các cận lâm sàng chuyên sâu như chụp CT và xét nghiệm má.u, họ bất ngờ phát hiện ổ viêm ở gối trái của bệnh nhân không chỉ lớn bất thường mà còn lan rộng lên đùi, kèm dấu hiệu xuất huyết khớp và áp xe nhiều nơi ở phổi.

Bệnh nhân đang được bác sĩ theo dõi. Ảnh: BVCC.

Video đang HOT

Kết quả xét nghiệm và nuôi cấy, định danh vi khuẩn bằng kháng sinh đồ xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây bệnh Whitmore.

Bài viết liên quan  Negav bị HIEUTHUHAI cho "leo cây", ê chề dầm mưa, Pháp Kiều đán.h úp rạng sáng

Bệnh Whitmore – hay còn được nhiều người gọi là vi khuẩn “ăn thịt người” – căn bệnh hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh thông thường, đòi hỏi phác đồ điều trị kéo dài (3-6 tháng) với thuố.c đặc hiệu.

Bệnh Whitmore có khả năng gây t.ử von.g cao đối với những trường hợp có bệnh nền gây suy yếu hệ miễn dịch.

Trường hợp ông V. là ca nhiễ.m trùn.g huyết nặng, do vi khuẩn đã gây tổn thương đa cơ quan từ mô mềm, khớp gối và lan đến phổi gây áp xe phổi. Người bệnh có nguy cơ t.ử von.g cao nếu không điều trị kịp thời.

Các bác sĩ khoa Nội Tổng hợp và khoa Chấn thương chỉnh hình đã phối hợp rất chặt chẽ để lên phác đồ dùng kháng sinh đặc trị, cắt lọc ổ áp xe, hút dịch khớp gối liên tục cho người bệnh bằng máy hút dịch áp lực âm.

Sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh nhân có những chuyển biến tích cực, ổ viêm ở gối trái dần được kiểm soát, tình trạng tràn dịch màng phổi thuyên giảm, sức khỏe ổn định trở lại. Từ chỗ nằm liệt giường, người đàn ông có thể đứng dậy cử động nhẹ nhàng, chức năng vận động dần phục hồi và được xuất viện.

Một tài xế mắc bệnh vi khuẩn ‘ăn thị.t ngườ.i’

Bệnh nhân mắc bệnh vi khuẩn ‘ăn thị.t ngườ.i’ là 1 tài xế xe tải đường dài nên không rõ yếu tố dịch tễ.

Bài viết liên quan  Tại sao các tiếp viên không về nhà sau khi hạ cánh mà thường ngủ qua đêm ở khách sạn 5 sao?

Ngày 5-4, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết cơ quan này vừa ghi nhận một trường hợp mắc bệnh Whitmore tại TP Buôn Ma Thuột.

Theo báo cáo của CDC tỉnh Đắk Lắk, bệnh nhân là P.Đ.V (SN 1983; ngụ phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột), bị sốt kèm đau tức vùng lưng khoảng 20 ngày trước.

Ngày 30-3, bệnh nhân đi khám và nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Buôn Ma Thuột để điều trị. Đến ngày 4-4, bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (gây bệnh Whitmore). Cùng ngày, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tiếp tục điều trị. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt và đang được tích cực chăm sóc, điều trị.

Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh, cơ quan chức năng đã điều tra thông tin, xử lý môi trường.

Trong 21 ngày qua, bệnh nhân lái xe tải chở lợn từ Đắk Lắk đi Hà Nội và ngược lại nên không rõ yếu tố dịch tễ. Điều tra tại nhà và các hộ dân xung quanh, ngành Y tế không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tương tự.

CDC Đắk Lắk kiến nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiếp tục chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật và hỗ trợ công tác xét nghiệm chẩn đoán trường hợp bệnh trên.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, theo dõi, phát hiện các trường hợp nghi ngờ bệnh Whitmore; đồng thời tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh trong nhân dân.

Bài viết liên quan  Tin mới nhất vụ shipperTin mới nhất vụ shipper kh:uyết t ật nhận 20 cú đ á n h, đ ấ m trong 30 giây: Tài xế Lexus vừa nhận tin dữ

Bệnh Whitmore, còn gọi là vi khuẩn “ăn thị.t ngườ.i”, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Người nhiễm vi khuẩn Whitmore có tỉ lệ t.ử von.g cao.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/phat-hien-ca-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-o-tphcm-tan-cong-tu-chan-len-phoi-20250426i7428546/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDI2fDE0OjM0OjUy