
Trong phòng sinh, bác sĩ và các y tá đang tất bật hỗ trợ 1 sản phụ vượt cạn. Không khí căng thẳng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Đột nhiên, một tiếng ho nhẹ vang lên, thu hút sự chú ý của bác sĩ.
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật đưa tin, bài viết có tiêu đề Sản phụ vừa sinh xong, bác sĩ hoảng hốt vì âm thanh lạ, 5 phút sau thì không qua khỏi. Nội dung như sau:
Câu chuyện thương tâm xảy ra trong một phòng sinh tại Quảng Đông (Trung Quốc) gần đây khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Một sản phụ sinh con lần 2, chỉ sau một tiếng ho nhẹ, đã bất ngờ qua đời dù đội ngũ y tế nỗ lực hết sức cứu chữa.
Bi kịch từ một tiếng ho
Trong buổi họp lớp gần đây, chị Lâm Bình – một y tá sản khoa có nhiều năm kinh nghiệm đã kể lại câu chuyện đau lòng mà chị không bao giờ quên:
Trong phòng sinh, bác sĩ và các y tá đang tất bật hỗ trợ một sản phụ vượt cạn. Không khí căng thẳng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Đột nhiên, một tiếng ho nhẹ vang lên, thu hút sự chú ý của bác sĩ chính.
“Ai vừa ho vậy?”, bác sĩ hỏi với giọng đầy lo lắng.
Người phụ nữ trên giường bệnh yếu ớt đáp: “Bác sĩ… là tôi”.
Chỉ trong khoảnh khắc, bác sĩ chính ngay lập tức nhận ra đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Ông nhanh chóng chỉ đạo gây mê và chuẩn bị các phương án cấp cứu.
Các bác sĩ lập tức lên phươnng án cấp cứu cho sản phụ.
Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực, sản phụ trẻ tuổi không may qua đời chỉ trong vòng 5 phút sau đó.
“Không ai ngờ rằng, một tiếng ho tưởng chừng vô hại lại trở thành dấu hiệu của một thảm kịch. Nguyên nhân chính là tình trạng đáng sợ mang tên thuyên tắc ối” – chị Lâm Bình chia sẻ trong tiếc nuối.
Sau đó, chị Lâm Bình cũng nhấn mạnh thêm rằng thuyên tắc ối là một biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm trong sản khoa. Đây là tình trạng nước ối vô tình xâm nhập vào hệ tuần hoàn của người mẹ, gây ra hàng loạt phản ứng nghiêm trọng:
– Tắc nghẽn mạch phổi: Làm suy giảm khả năng hô hấp, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cấp tính.
– Sốc phản vệ: Gây sụp đổ tuần hoàn, nguy hiểm đến tính mạng.
– Suy đa cơ quan: Các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận, gan có thể ngừng hoạt động chỉ trong thời gian ngắn.
Dù hiếm gặp, thuyên tắc ối có tỷ lệ tử vong lên đến 80% nếu không được xử lý kịp thời. Đây chính là lý do khiến các bác sĩ sản khoa luôn phải trong tình trạng cảnh giác cao độ, đặc biệt trong những trường hợp có dấu hiệu bất thường như trên.
Thuyên tắc ối là một biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm trong sản khoa.
Những ai dễ gặp nguy cơ thuyên tắc ối?
Dù thuyên tắc ối có thể xảy ra ở bất kỳ sản phụ nào, nhưng một số nhóm phụ nữ được xác định là có nguy cơ cao hơn:
– Sản phụ bị bong nhau thai sớm: Khi nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, nước ối dễ xâm nhập vào hệ tuần hoàn, làm tăng nguy cơ thuyên tắc.
– Sản phụ bị thai lưu: Thai lưu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể khiến nước ối biến đổi, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
– Phụ nữ mang thai lớn tuổi: Những người trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn do sức khỏe suy giảm, dễ xảy ra biến chứng khi mang thai và sinh nở.
– Mang đa thai: Áp lực lớn lên tử cung trong trường hợp mang đa thai khiến các bất thường dễ xảy ra hơn, từ đó tăng nguy cơ thuyên tắc.
Làm sao để giảm nguy cơ thuyên tắc ối?
Dù không thể hoàn toàn ngăn chặn, nhưng một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu rủi ro:
– Chọn bệnh viện uy tín: Ngay từ đầu thai kỳ, sản phụ nên chọn các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên môn cao, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Điều này đảm bảo các tình huống khẩn cấp được xử lý kịp thời.
– Khám thai định kỳ: Khám thai giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe của mẹ và bé, từ đó giảm nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh.
– Chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ: Dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đủ và tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp sản phụ có cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
– Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bất thường: Nếu sản phụ có các triệu chứng như ho nhiều, khó thở, đau ngực trong quá trình sinh, cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Câu chuyện về sản phụ trên không chỉ là một bài học đau xót trong ngành y, mà còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả các gia đình. Mang thai và sinh con là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách. Việc lựa chọn nơi sinh phù hợp, duy trì sức khỏe tốt và theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé. Mỗi người mẹ đều xứng đáng có một hành trình vượt cạn an toàn và suôn sẻ, để đón chào sinh linh bé bỏng trong niềm vui trọn vẹn.
Một câu chuyện sinh nở đau lòng được đăng tải trên báo Vietnamplus với tiêu đề Câu chuyện sản phụ tự tử: Sinh mổ, sinh thường ai là người quyết định? Nội dung như sau:
Câu chuyện về một sản phụ quỳ xuống xin được sinh mổ và sau đó nhảy lầu tự tử ở Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang gây xôn xao dư luận nước này.
Trong khi cư dân mạng tranh luận sôi nổi về nguyên nhân tại sao sản phụ lại tự tử thì căng thẳng lại bùng phát giữa người nhà sản phụ và bệnh viện.
Theo Beijing Youth Daily, Mã Nhung Nhung, một sản phụ 26 tuổi, nhập viện từ chiều 30/8.
Thông cáo của Bệnh viện số 1 Du Lâm nói rằng sau khi khám, bác sỹ phát hiện cô Mã có nguy cơ khó sinh vì vậy nhiều lần đề nghị sản phụ và người nhà mổ lấy thai nhưng sản phụ và người nhà từ chối.
Sáng ngày thứ hai sau khi nhập viện, vì đau dữ dội nên sản phụ đã nhiều lần rời phòng chờ sinh, yêu cầu người nhà cho sinh mổ nhưng gia đình từ chối. Cuối cùng, vì chịu đựng đau đớn quá độ và mất kiểm soát nên sản phụ đã nhảy lầu tự tử.
Hiện tại, cảnh sát địa phương đã xác nhận đây là một vụ tự sát.
Người phát ngôn của bệnh viện nói rằng quan niệm sinh đẻ ở địa phương còn lạc hậu. Người nhà của Mã có thể cho rằng sinh thường sẽ tốt hơn cho em bé hoặc lo lắng chi phí khi sinh mổ nên đã từ chối “đụng dao kéo.”
Nhưng người nhà của Mã đã một mực phủ nhận cách giải thích từ phía bệnh viện. Anh Diên Trang Trang, chồng của Mã, cho biết đã lập tức đồng ý sau khi vợ muốn sinh mổ.
Anh này còn cho biết bác sỹ nói rằng không cần sinh mổ. Còn về chuyện người vợ quỳ xuống xin được sinh mổ, anh giải thích là do lúc đó Mã đã đau đến nỗi không chịu đựng nổi.
Diên còn bày tỏ sự nghi ngờ với cách chăm sóc của bệnh viện bởi người nhà bệnh nhân không được phép vào phòng chờ sinh. Anh ta nói: “Không biết đã có chuyện gì xảy ra trước khi vợ tôi nhảy xuống.”
Ngay sau khi sự việc đau lòng xảy ra, Bệnh viện số 1 Du Lâm đã công bố hình ảnh và clip cho thấy vì sản phụ quá đau đớn nên đã nổi cáu, nhiều lần đi ra khỏi phòng chờ sinh, hai lần quỳ xuống xin người nhà cho phép sinh mổ nhưng đều bị từ chối.
Đông đảo cư dân mạng chỉ trích người nhà sản phụ “ngu ngốc,” “máu lạnh.” Đồng thời, điều này cũng gây ra một cuộc tranh cãi: đứa bé trong bụng sản phụ do ai quản lý và sinh mổ hay sinh thường, ai là người quyết định?
Một trong những điểm đáng suy ngẫm trong sự việc này là tại sao sản phụ nhiều lần yêu cầu được sinh mổ mà bệnh viện lại không chấp thuận?
Phía bệnh viện nói rằng sản phụ đã ký vào giấy ủy quyền, nhường quyền quyết định cho người chồng cô ấy. Trong trường hợp cô ấy không gặp tình trạng nguy hại đến tính mạng, nếu không có sự đồng ý của người được ủy quyền, bệnh viện không có quyền thay đổi phương thức sinh.
Một luật sư của văn phòng luật ở Thượng Hải nói với BBC rằng vì có quá nhiều vụ tranh cãi tại bệnh viện ở Trung Quốc và để tránh trách nhiệm, các bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân ký vào giấy ủy quyền.
Người chồng giải thích rằng Mã quỳ xuống vì quá đau. (Nguồn: shanghaiist.com)
Trong khi đó, một luật sư ở Bắc Kinh nói rằng: “Theo như luật ủy quyền, bệnh viện nên tôn trọng ý nguyện của bệnh nhân. Trong trường hợp hôn mê hoặc mất ý thức, bệnh viện mới để người nhà quyết định phương thức điều trị.”
Vì vậy, “sản phụ có quyền quyết định cô ấy sinh mổ hay sinh thường,” vị luật sư này nói.
Ngoài ra, bác sỹ Điền Cát Thuận của Đại học Chiết Giang lại cho rằng điểm mấu chốt của vụ việc này không phải việc ai từ chối sinh mổ mà ở chỗ nên hay không nên sinh mổ.
Bác sỹ Điền Cát Thuận nói rằng sinh mổ hay sinh thường cần quyết định theo tình trạng thai nhi, yếu tố tinh thần của sản phụ và điều này nên do bác sỹ phán đoán.
“Bác sỹ cần đưa ra ý kiến với bệnh nhân, và cần yêu cầu sản phụ nghe theo mình, cần nói rõ những nguy hiểm có thể xảy đến với bệnh nhân,” ông nói./.