Người ‘ôm vàng’ lỗ nặng

Người ‘ôm vàng’ lỗ nặng
Người ‘ôm vàng’ lỗ nặng

Lúc 9h sáng nay (5/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 117,8 – 119,8 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 1,5 triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch. So với thời điểm đỉnh giá, nhà đầu tư nếu bán ra sẽ lỗ khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.

Ngày 5/5/2025, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Người ‘ôm vàng’ lỗ nặng”. Nội dung cụ thể như sau:

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng giảm mạnh giá vàng miếng SJC về mốc 119,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn giảm theo vàng miếng SJC nhưng có mức giảm ít hơn. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 116,2 – 119,2 triệu đồng/lượng, giảm nửa triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 113 – 116 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra.

Như vậy, so với đỉnh giá ngày 22/4 – vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng. Vàng nhãn mua ở vùng đỉnh hơn 123 triệu đồng/lượng thì nay lỗ gần 7 triệu đồng/lượng.

Nhà đầu tư mua vàng từ vùng đỉnh cách đây gần nửa tháng đang chịu lỗ kép.

Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 118,3 – 121 triệu đồng mua vào – bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119,3 – 121,3 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết 118,3 – 121,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn cũng giảm mạnh từ vùng đỉnh. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết 116,6 – 119,7 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết 114 – 117 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới niêm yết 3.247 USD/ounce, tăng 7 USD/ounce so với sáng qua.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.956 đồng/USD. Giá USD tại ngân hàng quanh mốc 25.780 – 26.170 đồng/USD mua – bán.

Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” giao dịch từ 26.420 – 26.520 đồng/USD mua vào – bán ra.

Bài viết liên quan  Thay đổi lịch chi trả lương hưu tháng 4 tại nhiều địa phương

Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng thế giới giảm hai tuần liên tiếp: Vàng miếng SJC, nhẫn trơn về đâu?”. Cụ thể như sau:

Giá vàng thế giới giảm mạnh tuần thứ hai

Trong tuần từ 28/4 đến 2/5, thị trường vàng quốc tế chứng kiến một đợt điều chỉnh mạnh. Giá vàng giao ngay tại New York kết thúc tuần ở mức 3.241 USD/ounce, giảm từ 3.350 USD/ounce cao nhất trong tuần, đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp sau khi đạt đỉnh lịch sử 3.500 USD/ounce ghi nhận hôm 22/4.

Mức giảm 7,4% so với đỉnh là khá nhiều, nhưng nếu so với đầu năm 2025 (2.625 USD/ounce), giá vàng vẫn ghi nhận mức tăng ấn tượng 23,5%.

Trong nước, giá vàng miếng SJC trước kỳ nghỉ lễ 29/4 duy trì ở mức cao, đạt 121,3 triệu đồng/lượng (giá bán ra), cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 18 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới lao dốc do nhiều yếu tố tác động.

Đầu tiên, báo cáo việc làm Mỹ tháng 4 cho thấy thị trường lao động tích cực hơn dự kiến, với 177.000 việc làm mới (so với dự báo 135.000) và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở 4,2%. Điều này thúc đẩy tâm lý chấp nhận rủi ro, khiến vàng, tài sản trú ẩn an toàn, giảm sức hút.

Thị trường chứng khoán Mỹ hưởng lợi, với chỉ số S&P 500 ghi nhận chuỗi 9 phiên tăng, dài nhất trong hơn 20 năm qua, kéo dòng tiền từ vàng sang cổ phiếu. Chỉ số S&P 500 đã lấy lại toàn bộ số điểm bị mất từ phiên 2/4 – thời điểm Tổng thống Donald Trump công bố thuế đối ứng áp lên các nước (sau đó tạm hoãn 90 ngày, trừ Trung Quốc).

Giá vàng giảm mạnh tuần thứ 2. Ảnh: KC

Thứ hai, đồng USD phục hồi sau khi chạm mức thấp nhất trong ba năm. Chỉ số DXY tăng từ 99 lên trên 100 điểm vào cuối tuần, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với nhà đầu tư sử dụng ngoại tệ khác. Đồng USD mạnh lên một phần nhờ dữ liệu kinh tế tích cực và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa hạ lãi suất trong cuộc họp FOMC tháng 5.

Bài viết liên quan  Vợ độ;ᴛ ᴛᴜ̛̉ khi đang chuẩn bị đưa tang chồng

Thứ ba, dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung góp phần giảm nhu cầu trú ẩn. Theo Bloomberg, Trung Quốc âm thầm miễn thuế cho 40 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Đây được xem là tín hiệu tích cực, mở ra khả năng nối lại đàm phán thương mại. Động thái này làm dịu tâm lý lo ngại về chiến tranh thương mại, khiến nhà đầu tư ít tìm đến vàng hơn.

Tình hình địa chính trị tại Ukraine và Trung Đông vẫn chưa có bước đột phá, nhưng không đủ để giữ giá vàng ở mức cao.

Vàng thế giới tiếp tục giảm hay sẵn sàng bật tăng, SJC về đâu?

Có thể thấy, chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục là tâm điểm ảnh hưởng đến giá vàng.

Trước đó, chính quyền ông Trump đã áp thuế 145% lên hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/4, trong khi Bắc Kinh đáp trả bằng thuế 125%, qua đó đẩy căng thẳng thương mại leo thang. Trung Quốc cho biết đang đánh giá đề nghị đàm phán của Mỹ, nhưng yêu cầu Washington hủy bỏ thuế quan đơn phương và thể hiện thiện chí thực sự. Hai bên đều giữ lập trường cứng rắn, khiến thị trường toàn cầu bất ổn.

Tuy nhiên, động thái miễn thuế 40 tỷ USD hàng Mỹ cho thấy Bắc Kinh muốn giảm nhiệt, tạo cơ hội cho đàm phán. Nếu căng thẳng thương mại tiếp tục dịu xuống, vàng có thể chịu thêm áp lực giảm trong ngắn hạn.

Về địa chính trị, Mỹ điều chỉnh vai trò trung gian trong xung đột Nga-Ukraine, khuyến khích hai bên tự đàm phán. Thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine ký ngày 30/4 củng cố quan hệ song phương, nhưng chưa giúp làm giảm căng thẳng trong khu vực. Tại Trung Đông, tình hình vẫn bất ổn nhưng thiếu diễn biến mới đủ mạnh để đẩy giá vàng tăng.

Những yếu tố này cho thấy vàng vẫn có khả năng tăng nếu tình hình địa chính trị xấu đi, nhưng hiện tại, tâm lý thị trường đang nghiêng về các tài sản rủi ro cao hơn, trong đó có cổ phiếu.

Nền kinh tế Mỹ cho thấy tín hiệu lẫn lộn. Dữ liệu việc làm tích cực và thị trường chứng khoán tăng mạnh trở lại phản ánh niềm tin, nhưng GDP quý I suy giảm và lạm phát ở mức cao khiến nhiều người lo ngại.

Bài viết liên quan  Hà Thương Hải mới lấy vợ 4 tháng, bạn gái công bố tin nhắn buồn phiền, Khóc hẹn nhau cuộc đời khác

Bộ Thương mại Mỹ tối 30/4 (giờ Việt Nam) cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I/2025 ghi nhận mức tăng trưởng -0,3%. Đây là mức giảm mạnh so với mức tăng 2,4% trong quý IV/2024 và thấp hơn nhiều so với mức tăng 0,8% mà các nhà kinh tế dự đoán.

Các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm phi nông nghiệp ngày 7/5. Cuộc họp FOMC sắp tới sẽ là tâm điểm, với dự đoán Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,75-5%. Nếu Chủ tịch Jerome Powell phát tín hiệu hawkish (thắt chặt tiền tệ), đồng USD có thể tăng thêm, gây áp lực lên vàng.

Về sức cầu vàng, các ngân hàng trung ương vẫn mua mạnh, đặc biệt từ Trung Quốc và Ấn Độ, để đa dạng hóa dự trữ trước bất ổn USD. Tuy nhiên, quỹ ETF vàng như SPDR Gold Shares ghi nhận dòng tiền vào chậm lại, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư tổ chức.

Dòng tiền trên thị trường tài chính cho thấy sự dịch chuyển rõ rệt. Thị trường chứng khoán Mỹ hút mạnh vốn nhờ dữ liệu kinh tế tích cực, trong khi tiền số như Bitcoin tăng vọt trở lại lên mức 96.280 USD/BTC, cạnh tranh trực tiếp với vàng.

Trong tuần 5-9/5, dự báo giá vàng tiếp tục giảm nếu đồng USD mạnh lên và Fed giữ lập trường cứng rắn. Khảo sát của Kitco News cho thấy phần lớn chuyên gia Phố Wall bi quan, còn 50% nhà đầu tư cá nhân kỳ vọng tăng.

Ole Hansen từ Saxo Bank nhận định, làn sóng “bắt đáy” có thể đẩy giá vàng phục hồi nếu địa chính trị hoặc lạm phát bùng lên.

Darin Newsom của Barchart dự đoán xu hướng ngắn hạn giảm, nhưng mức hỗ trợ 3.200 USD/ounce có thể kích hoạt lực mua. Trong dài hạn, vàng vẫn được hỗ trợ bởi bất ổn toàn cầu và nhu cầu ngân hàng trung ương, có thể lên 3.500-3.800 USD/ounce vào cuối năm nay.

https://tienphong.vn/nguoi-om-vang-lo-nang-post1739402.tpo

https://vietnamnet.vn/gia-vang-giam-lien-tiep-du-bao-sjc-nhan-tron-ve-dau-2397387.html