Gen Z Mỹ biến khách sạn 2,3 triệu USD thành khu nhà ở giá rẻ

Gen Z Mỹ biến khách sạn 2,3 triệu USD thành khu nhà ở giá rẻ
Gen Z Mỹ biến khách sạn 2,3 triệu USD thành khu nhà ở giá rẻ

Corvon Burgess (24 tuổ.i) tận dụng mạng xã hội để kiếm lời từ bất động sản. Anh lên kế hoạch mua khách sạn cũ hơn 2 triệu USD và cải tạo thành 40 căn hộ studio giá rẻ cho thuê.

Chiến dịch GoFundMe kiếm quỹ để mua khách sạn của Burgess hiện đã kêu gọi được số tiề.n hơn 345.000 USD.

Năm 2023, Burgess tình cờ biết đến chiến lược wholesaling, hình thức đầu tư bất động sản, trong đó người tham gia tìm kiếm các tài sản tiềm năng, ký hợp đồng với người bán và chuyển nhượng hợp đồng đó cho người mua khác để kiếm lợi nhuận.

Giao dịch đầu tiên của anh là một căn nhà được rao bán đấu giá trên nền tảng bất động sản trực tuyến Zillow tại Clinton (Nam Carolina, Mỹ), thị trấn nhỏ với dân số 7.700 người, cách thủ phủ Columbia (Mỹ) khoảng 1 tiếng lái xe. Anh nhanh chóng bán lại hợp đồng nhà qua Facebook Marketplace, thu về khoản lợi nhuận 5.000 USD, theo Business Insider.

Gen Z Mỹ còn cùng đồng đội Jania Blackwell thành lập Burgess Legacy Investments, công ty đầu tư bất động sản quy mô nhỏ. Theo website công ty, doanh nghiệp tập trung mua lại, cải tạo và quản lý các tài sản giá thấp hoặc bị bỏ hoang, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và tạo giá trị bền vững cho cộng đồng. Burgess đảm nhận vai trò CEO, trong khi Blackwell giữ vị trí giám đốc vận hành.

Không dừng lại ở những thương vụ nhỏ lẻ, Burgess đã ấp ủ kế hoạch lớn hơn là Dự án Nhà ở Giá rẻ (Affordable Housing Project Initiative). Mục tiêu của anh là mua lại một khách sạn 80 phòng tại quê hương Manning (Nam Carolina, Mỹ), và cải tạo thành 40 căn hộ studio với mức giá thuê dưới 950 USD/tháng, bao gồm cả tiện ích.

Chàng trai 24 tuổ.i cho biết thị trường bất động sản tại Manning đang khan hiếm, do đó, dự án của anh sẽ mang thêm lựa chọn khác cho người dân địa phương, thay thế loại nhà 4 phòng ngủ cho thuê với giá 1.700 USD/tháng.

Bài viết liên quan  Xe khách chở 25 người bị lật trong đêm

Corvon Burgess (trái) và đồng đội Jania Blackwell (phải).

Video đang HOT

Đã đến lúc Gen Z tháo ‘khuôn mặt Instagram’

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, chuyên gia tài chính cho rằng thế hệ trẻ từng đổ xô tiêm botox và filler nên cân nhắc trước khi xuống tiề.n cho các liệu trình thẩm mỹ đắt đỏ.

Áp lực phải đạt được vẻ ngoài “chuẩn mạng xã hội” đã đẩy nhiều Gen Z tìm đến các phương pháp thẩm mỹ như tiêm filler hay botox.

Bài viết là quan điểm của Erin Lowry (Mỹ), cây viết chuyên về tài chính cá nhân trên mục Bloomberg Opinion của tờ Bloomberg.

Theo báo cáo thống kê từ Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Mỹ (ASPS), từ năm 2019 đến 2022, số lượng người trong độ tuổ.i 18-19 sử dụng tiêm neuromodulator (như botox) tăng vọt 75%, trong khi tiêm filler axit hyaluronic (như Juvederm Ultra) tăng 71%.

Tuy nhiên, đến năm 2023, con số này đã chững lại đáng kể, với mức tăng chỉ 9% cho neuromodulator và 8% cho filler so với năm trước.

Không chỉ nhóm 18-19 tuổ.i, Gen Z trong độ tuổ.i 20-29 cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự.

Chi phí cho các dịch vụ này không hề rẻ, trung bình, người tiêu dùng phải chi 435 USD cho một lần tiêm neuromodulator và 715 USD cho filler, theo số liệu từ các bác sĩ thành viên ASPS năm 2023.

Vì sao Gen Z nghiệ.n thẩm mỹ?

Nguyên nhân sâu xa của trào lưu can thiệp thẩm mỹ ở tuổ.i trẻ có thể bắt nguồn từ môi trường mà Gen Z lớn lên. Thế hệ này sống trong thế giới ngập tràn mạng xã hội và điện thoại thông minh.

Là những người đầu tiên sinh ra trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Gen Z đã quen thuộc với Instagram, TikTok và các bộ lọc ảnh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bài viết liên quan  Trang thư tình mùi mẫn và lời yêu của Kim Soo Hyun dành cho Kim Sae Ron

Nếu thế hệ Millennial (sinh năm 1981-1996) từng đối mặt với áp lực từ những hình ảnh người mẫu gầy guộc được chỉnh sửa trên tạp chí, Gen Z ngày nay lại chịu áp lực nặng nề hơn từ những hình ảnh “hoàn hảo” lan truyền trên mạng xã hội, nơi mọi khoảnh khắc đều có thể được chỉnh sửa chỉ bằng một cú chạm.

Gen Z lớn lên giữa những bộ lọc làm đẹp, app chỉnh ảnh và tiêu chuẩn sắc đẹp được “tiêu chuẩn hóa” bởi mạng xã hội.

Sự trỗi dậy của phong trào “body positivity” (yêu bản thân) vào thời điểm Gen Z bước vào tuổ.i thiếu niên dường như không đủ sức chống lại sức mạnh của các thuật toán mạng xã hội, sự bùng nổ của influencer và sự xuất hiện của các ứng dụng chỉnh sửa ảnh như Facetune.

Khả năng chỉnh sửa hình ảnh giờ đây không còn là đặc quyền của các tạp chí, mà nằm trong tay bất kỳ ai sở hữu điện thoại thông minh. Với một vài cú chạm, người dùng có thể xóa mờ khuyết điểm, làm thon mặt, kéo cao xương gò má hay làm đầy môi.

Từ đây, cụm từ “Instagram face” ra đời, khái niệm do nhà báo Jia Tolentino của tờ New Yorker đặt tên vào năm 2019, miêu tả khuôn mặt hoàn hảo đến vô thực với da láng mịn, mắt mèo, mũi nhỏ và đôi môi căng mọng.

Không chỉ mạng xã hội, camera trước của điện thoại, trào lưu selfie và việc liên tục nhìn thấy bản thân trong các khung hình nhỏ trên Zoom hay các ứng dụng họp trực tuyến cũng góp phần làm méo mó nhận thức của Gen Z về ngoại hình.

Những yếu tố này thúc đẩy một dạng rối loạn nhận thức khuôn mặt (facial dysmorphia), khiến nhiều người trẻ không ngừng tìm cách “nâng cấp” nhan sắc.

Rủi ro mang nợ vì làm đẹp

Bài viết liên quan  Rau ngót ngon – bổ – rẻ nhưng có 5 nhóm người không nên ăn

Không chỉ tồn tại trên màn hình, “khuôn mặt Instagram” còn được bắt gặp trên đường phố ở thành phố lớn và cả thị trấn nhỏ, nhờ vào các phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn như tiêm neuromodulator và filler.

Tuy nhiên, áp lực kinh tế có thể làm tăng chi phí của các dịch vụ này. Chẳng hạn, ống tiêm và kim dùng cho tiêm thẩm mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc hiện chịu mức thuế 245%, và chi phí này nhiều khả năng sẽ được chuyển sang người tiêu dùng.

Dù suy thoái kinh tế có xảy ra đúng như dự báo hay không, Gen Z vẫn có một “vũ khí” để duy trì thói quen thẩm mỹ, đó là “mua trước, trả sau” (BNPL – Buy Now, Pay Later). Những nền tảng như Privi đang nhắm đến thị trường tiêm thẩm mỹ, cung cấp các gói thanh toán linh hoạt cho các liệu trình làm đẹp.

Các nền tảng tín dụng cho phép người trẻ chia nhỏ chi phí làm đẹp thành nhiều đợt thanh toán linh hoạt.

Tuy nhiên, việc coi các liệu trình thẩm mỹ là “thiết yếu” và sẵn sàng gánh nợ để duy trì chúng có thể là một lựa chọn đầy rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể nới lỏng các quy định bảo vệ người tiêu dùng.

Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) có thể sẽ hủy bỏ các quy định cho phép người dùng khiếu nại và yêu cầu hoàn tiề.n, khiến những khoản nợ từ BNPL trở thành gánh nặng lớn hơn.

Nếu Gen Z mất đi khả năng tài chính để duy trì thói quen làm đẹp, xu hướng “buông bỏ chuẩn mực sắc đẹp” và đón nhận tuổ.i tác có thể trở thành lựa chọn thời thượng mới. Và nếu may mắn, đây có thể sẽ không chỉ là một trào lưu ngắn hạn.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/gen-z-my-bien-khach-san-23-trieu-usd-thanh-khu-nha-o-gia-re-20250513i7440699/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTEzfDE4OjM0OjQ5