
“Mở bài dữ dằn quá” – một netizen bình luận về góc quay này của Ngọc Kem.
Ngọc Kem (tên thật: Trần Nguyễn Hồng Ngọc, SN 1999) từng là cái tên sáng nhất tháng 4 vừa qua. Bởi cô nàng đã mở đầu cho màn “phốt” tình cũ ViruSs (tên thật: Đặng Tiến Hoàng, SN 1990) rần rần trên mạng xã hội. Sau đó, có thêm sự xuất hiện của Pháo khiến cho màn “bóc phốt” tình cũ này thêm drama và nhận được nhiều sự quan tâm.
Bẵng đi một thời gian, Ngọc Kem đã sống ẩn mình và tập trung vào cuộc sống cá nhân. Mới đây, cô nàng đã nhận được nhiều sự chú ý khi khoe vóc dáng của mình sau quãng thời gian đi tập gym. Mặc dù quay góc hiểm góc, song Ngọc Kem khoe được đôi chân thon gọn và vòng eo phẳng lỳ sau quãng thời gian dài đi tập.
Ngọc Kem khoe vòng eo thon gọn sau khi đi tập gym.
Cô nàng cho biết hiện tại đang có cân nặng 43kg – thành quả nhờ việc đi tập và ăn uống eat clean. Đáng chú ý, khi một netizen bình luận “Ai làm mình đau khổ đi để có động lực đi tập”, Ngọc Kem cũng thẳng thắn khuyên: “Đừng vì ai mà đi tập bà ơi. Mình tập cho khoẻ hơn và nét hơn á”.
Sau khi chia tay với người yêu cũ, Ngọc Kem cũng thay đổi tích cực hơn. Cô nàng chăm chỉ đi tập gym và quay những video với bạn bè. Nhiều người cảm thấy mừng khi tâm trạng của Ngọc Kem vẫn khá vui vẻ và thoải mái sau những biến cố.
Bên dưới bài đăng, nhiều người đã dành lời khen và bất ngờ trước vóc dáng thọn gọn, vòng nào ra vòng nấy của Ngọc Kem hiện tại.
“Thay đổi tích cực quá trời. Công nhận đi tập tinh thần thoải mái hẳn”, “Hãy cứ như vậy và luôn hạnh phúc nhé”, “Đúng là con gái đẹp nhất khi độc thân”, “Mở bài quay góc dữ dằn quá. 1 động lực để giảm cân”, “Đỉnh quá, đúng là mất công đi tập có khác”… – là một trong nhiều bình luận bên dưới video mới nhất của Ngọc Kem.
Ngọc Kem có nhiều thay đổi tích cực sau biến cố tình cảm.
Trong giới livestream, Ngọc Kem được xem là một gương mặt tiềm năng khi sở hữu nhiều phiên livestream đạt doanh thu tiề.n tỷ, đặc biệt là trong ngành hàng thời trang.
Ở thời điểm đang học đại học, Ngọc Kem bén duyên với con đường sáng tạo nội dung và livestream bán hàng. Ngay lập tức, cô gái với vẻ ngoài nhỏ nhắn, dễ thương cùng tính cách hoạt ngôn đã nhanh chóng chiếm được cảm tình từ cư dân mạng.
Hiện tại lượng người theo dõi trên tài khoản MXH của Ngọc Kem đều là những con số khủng. Ở TikTok, cô nàng có 3,4 triệu người theo dõi và gần 147 triệu lượt yêu thích toàn kênh. Những video ngắn về cuộc sống hàng ngày, tips làm đẹp hay tương tác hài hước của cô nàng dễ dàng viral. Trên Instagram, cô có 458k người theo dõi và con số này ở Facebook là 117k.
Chính từ sự nổi tiếng trên MXH, Ngọc Kem đã tự lập kinh tế từ khá sớm. Cô không chỉ nuôi em trai học đại học mà tặng nhiều món quà giá trị cho bố mẹ. Chia sẻ với chúng tôi vào tháng 12/2023, Ngọc Kem cho biết: “Thực ra mình đã có thể mua nhà hay xe bất cứ lúc nào nhưng chưa thích. Mẹ mình bảo mua đất thì mình cũng chỉ nói “bố mẹ thấy miếng nào oke thì mua cho con cũng được” vì mình không có mong muốn gì”.
Về chuyện tình cảm, trước khi hẹn hò với ViruSs, cô nàng khá kín tiếng.
Cặp đôi Ngọc Kem – ViruSs từng được nhiều người yêu mến, nhưng sau đó cả hai chia tay theo cách khá ồn ào.
4 triệu người xem “đấu tố” tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, giới trẻ đang bị cuốn hút bởi những nội dung giật gân, lùm xùm đời tư, trào lưu nhảm nhí thay vì dành thời gian phát triển bản thân, tiếp cận các giá trị đích thực.
Thức đêm, trả tiề.n để thỏa sự tò mò về chuyện tình ái của người khác
Hơn một tuần nay, Nguyễn T. (sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) và bạn cùng phòng không bỏ lỡ ca livestream (phát sóng trực tiếp) nào của streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) trên mạng xã hội.
T. và bạn cùng phòng theo dõi thông báo về thời gian các ca livestream của ViruSs qua Facebook, sau đó căn đúng giờ để vào xem.
“Trên các hội nhóm, nhiều người còn mách nhau đặt chuông báo thức. Nhiều người đăng ký hội viên để tham gia bình luận, đặt câu hỏi, mức phí là 155.000 đồng/tháng”, T. nói.
Vụ việc streamer ViruSs mở các phiên livestream đối chất về mối quan hệ tình cảm giữa chàng trai này với một số cô gái như Ngọc Kem, rapper Pháo (Nguyễn Diệu Huyền) gây xôn xao mạng xã hội.
ViruSs trong một ca livestream phân trần chuyện tình cảm (Ảnh: Chụp màn hình).
Các ca phát sóng trực tiếp thu hút hàng triệu người xem. Riêng tối 28/3, ca live có hơn 4 triệu người xem, có thời điểm thu hút hơn 1,5 triệu người xem cùng lúc.
Các video cắt ra từ ca đối chất trên được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem, bình luận. Nhiều người trẻ thuộc làu làu các chi tiết trong ồn ào tình ái này.
Đầu tháng 3, vụ việc của tài tử điện ảnh Kim Soo Hyun gây bùng nổ mạng xã hội châu Á. Kênh Youtube Viện Garo Sero (Hàn Quốc) liên tục công khai bằng chứng Kim Soo Hyun và diễn viên quá cố Kim Sae Ron hẹn hò trong quá khứ.
Những người thực hiện buổi phát sóng trực tiếp của kênh này vô cùng bất ngờ khi trong số hàng trăm nghìn tài khoản theo dõi có rất nhiều tài khoản đến từ Việt Nam. Họ thậm chí còn gửi lời chào bằng tiếng Việt.
Nhiều người cho rằng, việc đông đảo người trẻ dành thời gian, tâm sức, thậm chí cả tiề.n bạc theo dõi cuộc đối chất về câu chuyện đời tư của những người nổi tiếng, chạy theo những ồn ào tình cảm nhảm nhí, những cuộc tranh cãi vô nghĩa không mang lại giá trị đạo đức, tri thức nào thực sự đáng lo ngại.
Chia sẻ với phóng viên báo Dân trí, PGS.TS Trần Thành Nam – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội – cho rằng, giới trẻ Việt đang bị cuốn hút bởi những nội dung giật gân, lùm xùm đời tư, trào lưu nhảm nhí, thay vì dành thời gian phát triển bản thân, tiếp cận những giá trị đích thực.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, khi sống trong một thế giới ảo, việc người trẻ tiếp cận bị động và bị định hướng bởi những nội dung giật gân trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu cá nhân không có ý thức tự điều hướng, quản lý thời gian một cách chủ động thì rất dễ rơi vào dòng chảy thông tin và bị cuốn theo.
“Nếu không có mục đích cụ thể, mỗi cá nhân thường phản ứng một cách bản năng theo sự tò mò. Trong khi thông tin mới, lạ giật gân đến từ những người nổi tiếng thì luôn có sức hút”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho rằng, nhiều người đến với nghề sáng tạo nội dung là để kiế.m tiề.n. Mục tiêu họ hướng tới là số lượt thích, lượng xem và không quan tâm đến các nguyên tắc, giá trị đạo đức.
Thay vì sử dụng sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa những giá trị tích cực, họ lại tập trung vào lợi nhuận và tương tác ảo, bất chấp những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, tạo ra những ồn ào độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, kiế.m tiề.n từ sự tò mò của người khác.
Thuật toán của mạng xã hội ưu tiên tăng lượt xem, tương tác mà bỏ qua những tác động tiêu cực đến cộng đồng khiến những chiêu trò “câu view” bất chấp vẫn diễn ra và tạo thành công thức chung trong nhiều vụ ồn ào.
“Sự lan rộng của những nội dung độc hại trên mạng xã hội vi phạm thuần phong mỹ tục, tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, khiến giới trẻ lệch lạc và dễ dàng bị cuốn theo những trào lưu, suy nghĩ có hại.
Thay vì tập trung vào phát triển bản thân, học tập, nghiên cứu, giải quyết các khó khăn trong công việc, người trẻ lên mạng, chuyển hướng sự chú ý khỏi những vấn đề cần giải quyết, cập nhật những xu hướng nhảm nhí bởi cho rằng đây là những lựa chọn dễ hơn, thú vị hơn”, PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Đừng để trở thành nạ.n nhâ.n trong trò kiế.m tiề.n của người khác
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cảm thấy lo ngại khi tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam cao hơn nhiều quốc gia, cả thế giới đang chứng kiến cuộc cách mạng về công nghệ, sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo… nhưng một bộ phận người trẻ lại dành thời gian theo dõi những câu chuyện vô bổ.
“Đó là những người thuộc thế hệ “nằm dài”, chưa tạo ra bất cứ giá trị nào cho xã hội, bị cuốn theo dòng thông tin tiêu cực một cách bị động. Trường hợp này cũng tương tự chuyện về những người thu nhập thấp thường đi uống cà phê nhiều nhất, những người độc thân thì thường chìm đắm vào chuyện ngôn tình…
Những người “nằm dài” này muốn chứng kiến những mặt xấu xí, đời tư của người nổi tiếng để cho mình quyền phán xét và so sánh, từ đó cảm thấy cuộc sống của mình “không tệ”, bản thân mình “vẫn sướng chán”, tự hào với bản thân, không có động lực tiến về phía trước”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Việc những nội dung kém chất lượng, độc hại liên tục được tạo thành xu hướng cho thấy sự thiếu kiểm soát và định hướng của các nền tảng mạng xã hội, thực trạng câu view bất chấp của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, cần xem xét sáng tạo nội dung là một nghề đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức khắt khe. Ngoài những kỹ năng nghề nghiệp, những người nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội phải có phẩm chất đạo đức hành nghề.
PGS.TS Trần Thành Nam lo ngại trước tình trạng người trẻ bị cuốn vào những nội dung độc hại trên mạng xã hội (Ảnh: Thành Đông).
“Nhiều buổi livestream có quy mô, sức ảnh hưởng không khác gì các buổi họp báo nhưng không cần xin phép, không bị quản lý về nội dung. Chúng ta đề cao tự do thông tin nhưng nếu đó là những thông tin đầ.u độ.c giới trẻ, hủy hoại lý tưởng thì cần phải quản lý, định hướng và xử phạt nếu vi phạm.
Người nào càng nổi tiếng, càng phải có trách nhiệm với cộng đồng. Cần phải có cơ chế giám sát những người này, yêu cầu phải chịu trách nhiệm về thuế kể cả tiề.n thưởng, tiề.n tặng; càng nổi tiếng mà bị vi phạm thì xử phạt càng nặng, thậm chí là khóa tài khoản hoạt động, nhằm răn đe và tạo môi trường mạng xã hội lành mạnh”, PGS.TS Trần Thành Nam nêu quan điểm.
Theo Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, để chống lại các thông tin độc hại trên mạng xã hội, cần có sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông chính thống và giáo dục cộng đồng.
Bên cạnh đó, mỗi người khi sử dụng mạng xã hội nên là những người dùng thông minh, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, tránh bị lôi kéo bởi nội dung tiêu cực, lãng phí thời gian, tiề.n bạc.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/goc-quay-hiem-hoc-cua-ngoc-kem-de-lo-thay-doi-lon-nhat-sau-bien-co-voi-viruss-20250515i7441627/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTE1fDA3OjM0OjM0