
Theo thông tin từ gia đình, NSƯT Mai Châu đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 3h10 sáng ngày 24/5/2025, hưởng thọ 98 tuổi. Bà ra đi trong vòng tay con cháu tại nhà riêng ở Hà Nội, sau một thời gian tuổi cao, sức yếu.
Theo thông tin từ gia đình, NSƯT Mai Châu đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 3h10 sáng ngày 24/5/2025, hưởng thọ 98 tuổi. Bà ra đi trong vòng tay con cháu tại nhà riêng ở Hà Nội, sau một thời gian tuổi cao, sức yếu. Dù đã rời xa màn ảnh nhiều năm, nhưng với nhiều thế hệ khán giả yêu phim Việt, tên tuổi Mai Châu vẫn gắn liền với những vai diễn kinh điển không thể thay thế của điện ảnh cách mạng.

NSƯT Mai Châu tên thật là Mai Thị Châu, sinh ngày 10/1/1927. Bà bén duyên với nghệ thuật từ năm 1947 khi trở thành diễn viên của Đoàn kịch Tiền Tuyến. Năm 1956, bà về công tác tại Xưởng phim Việt Nam – tiền thân của Hãng phim truyện Việt Nam – trong vai trò lồng tiếng, rồi dần trở thành một trong những nữ diễn viên chủ lực của nền điện ảnh mới hình thành. Khi Trường Điện ảnh Việt Nam mở lớp diễn viên khóa đầu tiên, bà cùng một số đồng nghiệp đi học nâng cao nghiệp vụ và chính thức trở thành diễn viên của Xưởng phim truyện Việt Nam từ năm 1959.
Bộ phim đầu tay “Chung một dòng sông” (1959) đã mở ra cánh cửa lớn cho sự nghiệp của bà. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam, đánh dấu thời kỳ mới của nghệ thuật thứ bảy nước nhà. Từ đó, Mai Châu góp mặt trong hàng loạt bộ phim quan trọng như “Cô gái công trường” (1960), “Chị Tư Hậu” (1963), “Đi bước nữa” (1964), “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn” (1966), và đặc biệt là “Sao Tháng Tám”, “Làng Vũ Đại ngày ấy”, “Chị Dậu”, “Đêm hội Long Trì”, “Hoàng Lê nhất thống chí”, “Lá ngọc cành vàng”, “Của để dành”, “Bi, đừng sợ”…
Dù chỉ tham gia khoảng 30 phim, Mai Châu để lại dấu ấn mạnh mẽ với những vai diễn mang chiều sâu nội tâm và phong thái đặc biệt. Vẻ đẹp đài các, sang trọng của bà từ thời trẻ khiến bà thường được giao những vai phụ nữ quyền quý, thậm chí phản diện, như bà Phó Đoan trong “Sao Tháng Tám”, vợ Bá Kiến trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”, bà Nghị Quế trong “Chị Dậu”, hay Hoàng Thái Hậu trong “Đêm hội Long Trì”. Ở tuổi xế chiều, bà tiếp tục hóa thân vào những vai người mẹ, người bà dung dị, hiền hậu trong các phim gia đình, gần gũi với khán giả nhiều thế hệ.

Bộ phim cuối cùng bà tham gia là “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di, khi đã hơn 80 tuổi. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú từ đầu những năm 1990, như một sự ghi nhận cho cả chặng đường gắn bó bền bỉ với nghệ thuật.
Ngoài diễn xuất, NSƯT Mai Châu còn là một nữ doanh nhân thành công. Bà mở tiệm áo cưới mang tên mình, với ba chi nhánh từng nổi tiếng tại Hà Nội, là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ cô dâu. Trong cuộc sống riêng, bà có một cuộc hôn nhân viên mãn với ông Vũ Kỳ Lân – nguyên Chính ủy đặc khu Vĩnh Linh, từng là Giám đốc Điện ảnh Quân đội. Hai người có bốn người con, đều thành đạt và hiếu thảo.
Những năm cuối đời, bà sống cùng con gái lớn tại phố Hàng Bông, giữ được sức khỏe, tinh thần minh mẫn và phong thái quý phái đặc trưng. Dù tuổi cao, bà vẫn ăn ngủ đều, chỉ hơi nặng tai, nhưng vẫn thích chăm chút ngoại hình – từ bộ móng tay được cắt tỉa điệu đà cho đến nước da sáng và đôi mắt sắc sảo.
News
Ai không nên ăn cá?
Cá cung cấp nhiều protein, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Người ta thường đánh giá cá là…
Phụ nữ sống lâu thường sở hữu 3 đặc điểm này: Bạn có được mấy?
Theo thống kê trên toàn thế giới, phụ nữ thường có tuổi thọ cao hơn nam giới một cách rõ…
Hoa chuối – Ai thích ăn nên đọc!
Cây chuối là một hình ảnh thân thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ bởi sự phổ biến mà…
Lại là e;; m g;a’j làm ở tgdd
Trao đổi với phóng viên, đại diện Vietjet Air, Thaco, TGDĐ… đều bất ngờ khi quảng cáo trên YouTube xuất…
Xếp bàn lại để làm ch://uyện ấ://y luôn
Tình cảm học trò vốn là tình cảm đẹp nhất mà bất kỳ ai từng trải qua cũng luôn nhớ…
Ngay trong lớp học đúng là “lạy” các bạn trẻ hiện giờ
Vấn nạn học sinh ôm ấp, hôn hít quá đà nơi công cộng: Bài phóng sự nhằm phản ánh thói…
End of content
No more pages to load
Next page