Bắt 3 lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang

Bắt 3 lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang
Bắt 3 lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang

Từ năm 2023 đến đầu 2025, lợi dụng chức vụ, 3 bị can đã chỉ đạo lập khống các chứng từ chi tiề.n mặt với số tiề.n rất lớn, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước nhiều tỷ đồng.

Ngày 8/5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 3 bị can là lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị (QLCTĐT) Bắc Giang về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Bị can Ngô Duy Lượng và Nguyễn Thị Hương. Ảnh: Công an Bắc Giang

Trước đó, ngày 18/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thị Hương (SN 1985), Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Giám đốc Công ty cổ phần QLCTĐT Bắc Giang về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 29/4, Cơ quan CSĐT tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Duy Lượng (SN 1975), Chủ tịch HĐQT và Đỗ Văn Hoài (SN 1967), Giám đốc Công ty cổ phần QLCTĐT Quản lý công trình đô thị Bắc Giang cũng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cơ quan CSĐT xác định: Công ty cổ phần QLCTĐT Bắc Giang, có địa chỉ ở số 4, đường Lý Thái Tổ, phường Trần Phú, TP Bắc Giang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần với số vốn điều lệ 10,579 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 65% vốn, còn lại là 35% vốn của các cổ đông.

Bị can Ngô Duy Lượng là người được ủy quyền đại diện 65% vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang khám xét phòng làm việc của bị can Ngô Duy Lượng. Ảnh: Công an Bắc Giang

Video đang HOT

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là lĩnh vực dịch vụ công ích đô thị, gồm: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; quản lý, chăm sóc hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa, công viên, thảm hoa, thảm cỏ; quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng; quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị;…

Bài viết liên quan  R:ùng mì:nh phát hiện những độc tố từng được tìm thấy trong sữa bột gi:ả: Có chất gây s:u:y thận cấp, ảnh hưởng sinh sản và tăng nguy cơ UT

Từ năm 2023 đến đầu 2025, các bị can trên đã chỉ đạo lập khống các chứng từ chi tiề.n mặt với số tiề.n rất lớn như: Chi hỗ trợ cán bộ, nhân viên; chi khen thưởng, chi thuê xe ô tô… gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước nhiều tỷ đồng và gây thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông, người lao động trong công ty.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Hai cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận “rút ruột” ngân sách hàng chục tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Trong vụ án, bị can Huỳnh Tuấn Ân (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ” và tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

4 bị can bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ” gồm: Trần Ngọc Linh, Nguyễn Thành Ngôn, Trương Tấn Đạt (cựu Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận), Lê Quang Nghĩa (cựu Trưởng phòng kế hoạch vật tư, Công ty Điện lực Bình Thuận.

21 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.

Bị can Huỳnh Tuấn Ân.

Theo kết luận điều tra, Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân do bị can Huỳnh Tuấn Ân thành lập và giữ chức Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc. Công ty này có hai nhà máy, 26 công ty thành viên chủ yếu sản xuất, kinh doanh, cung ứng các vật tư, thiết bị, phụ kiện ngành điện.

Bài viết liên quan  Nước chảy từ điều hòa: Tưởng vô dụng, hóa ra lại có nhiều công dụng bất ngờ

Nhà máy Tuấn Ân Long An hoạt động từ năm 2010, nhưng đến năm 2016 mới cung cấp thiết bị cho Công ty Điện lực Bình Thuận với số lượng ít, giá trị nhỏ.

Cuối năm 2016, Huỳnh Tuấn Ân chủ động gặp và đề nghị Trần Ngọc Linh (khi đó là Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận) nhờ tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân (một thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân) trúng các gói thầu cung cấp thiết bị.

Ân cam kết sẽ chi tiề.n ngoài hợp đồng từ 5 – 6% cho Công ty Điện lực Bình Thuận, trong đó riêng cá nhân Linh là 1,5% (từ 2019 là 2%). Số tiề.n chi ngoài hợp đồng không cố định mà thay đổi tùy thuộc lợi nhuận của Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân đối với mỗi gói thầu.

Hai bị can (từ trái qua) Trần Ngọc Linh và Nguyễn Thành Ngôn.

Ân còn hứa hẹn cho cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận góp vốn 500 triệu đồng vào Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân làm cổ đông chiến lược. Mỗi năm, Ân trả cho Linh khoảng hơn 20% tiề.n lãi.

Linh đồng ý và hứa sẽ chỉ đạo cấp dưới là Trương Tấn Đạt liên hệ, trao đổi để đảm bảo Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân sẽ trúng thầu.

Trong giai đoạn Linh làm Giám đốc, Công ty Điện lực Bình Thuận đã tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân trúng tổng 23/26 gói thầu, trị giá đã quyết toán 90 tỷ đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 45 tỷ đồng.

Cuối năm 2021, Nguyễn Thành Ngôn được bổ nhiệm Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận. Nguyễn Trung Quân (Giám đốc Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân) đến gặp Ngôn đề nghị tiếp tục kế thừa từ giai đoạn Linh làm Giám đốc tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân được trúng thầu và đề cập đến việc chi tiề.n ngoài hợp đồng đã có trước đó.

Bài viết liên quan  Gia đình sinh 8 cô con gái bị làng xóm ‘coi thường’, 20 năm sau mới biết ai sướng ai khổ

Ngôn đồng ý và giới thiệu gặp cấp dưới là Lê Quang Nghĩa để làm việc. Sau đó, hai bên thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân trúng thầu, tỷ lệ chi ngoài hợp đồng là 21% và 25% trên tổng giá trị của hai gói thầu. Ngôn sẽ trực tiếp nhận số tiề.n này để phân bổ.

Trong giai đoạn Ngôn làm Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận đã tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân trúng 2 gói thầu, tổng giá trị là 9,3 tỷ đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 4,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra phối hợp với Viện KSND tối cao và các đơn vị liên quan tổ chức thực nghiệm điều tra tại Nhà máy Tuấn Ân Long An để xác định khả năng sản xuất, cấu thành giá vốn của 391 mặt hàng thuộc các gói thầu.

Kết quả thực nghiệm xác định giá vốn của 391 mặt hàng là hơn 48,7 tỷ đồng, giá trị quyết toán hơn 97,6 tỷ đồng. Như vậy, thiệt hại tài sản Nhà nước là hơn 49,7 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, Huỳnh Tuấn Ân đã đưa hối lộ hơn 9,4 tỷ đồng cho nhiều cá nhân tại Công ty Điện lực Bình Thuận như đã thỏa thuận.Trong đó, các bị can Trần Ngọc Linh nhận hơn 2,3 tỷ đồng, Nguyễn Thành Ngôn nhận hơn 1,3 tỷ đồng, Trương Tấn Đạt nhận 4,1 tỷ đồng, Lê Quang Nghĩa nhận 460 triệu đồng.

Các bị can Tạ Thúc Thông (cựu nhân viên Phòng Kế hoạch vật tư, Công ty Điện lực Bình Thuận) nhận 1,1 tỷ đồng hưởng lợi cá nhân 875 triệu đồng nhưng không thỏa thuận đưa nhận tiề.n với Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân. Bị can Võ Tấn Thạnh nhận 460 triệu đồng là quà lễ tết.

Ngoài ra, số tiề.n phân bổ chi chung (đối ngoại, lễ tết, hội nghị, du lịch…) từ năm 2017-2023 là 1,1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiề.n trên, các bị can sử dụng chi tiêu cá nhân.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/bat-3-lanh-dao-cong-ty-co-phan-quan-ly-cong-trinh-do-thi-bac-giang-20250508i7437118/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTA4fDIwOjM0OjM4