Chính phủ dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6

Chính phủ dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Chính phủ dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6

Theo kế hoạch của Chính phủ, trước 30/5, hồ sơ Đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được trình Quốc hội.

Sau quá trình thẩm tra, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Đề án trước ngày 20/6.

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 74 ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch).

Sắp xếp cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước, hải quan… phù hợp việc sáp nhập tỉnh

Theo Kế hoạch thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án trước 1/5. Trước 30/5, Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6.

Chính phủ quán triệt tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trước ngày 20/9.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ đề ra trong kế hoạch lần này là hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Chính phủ dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6 (Ảnh: Toàn Vũ).

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành Trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Video đang HOT

Theo yêu cầu của Chính phủ, sau sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6.

Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì cần rà soát nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và các nội dung có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng, bộ trưởng xuống chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Trên cơ sở đó, Chính phủ nhắc các đơn vị chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành văn bản đối với các quy định khác luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật mới thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; Luật mới thay thế Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Thời gian hoàn thành trước ngày 30/4.

Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 trước ngày 8/4.

Bài viết liên quan  8 biểu hiện của suy thận nếu bỏ qua có thể phải chạy thận cả đời: Hôi miệng dù đã đánh răng sạch sẽ

Trước ngày 1/11, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ cũng được giao chủ trì, phối hợp ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh, ngạch và chế độ, chính sách về tiề.n lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ở phường, xã, đặc khu khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; xây dựng vị trí việc làm gắn với biên chế của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường, xã, đặc khu; việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại cấp xã và tổ chức thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trước ngày 10/4.

Trước ngày 10/4, Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,… phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng khu vực phòng thủ quân sự khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Tư pháp được giao tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 190 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước hoặc Nghị quyết mới quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (nếu cần thiết). Thời gian hoàn thành trước ngày 15/5.

Đơn vị này cũng được giao ban hành hướng dẫn xử lý vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực hộ tịch, đăng ký biện pháp bảo đảm khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp.

Với Bộ Công an, Chính phủ yêu cầu trước 10/4 cần phối hợp ban hành hướng dẫn thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu, thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của đơn vị hành chính với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân và định danh điện tử; tháo gỡ vướng mắc về lý lịch tư pháp; việc rà soát, cung cấp số liệu về nhân khẩu thực tế tại đơn vị hành chính các cấp…

Trước ngày 10/4, Bộ Quốc phòng cần chủ trì, phối hợp xây dựng khu vực phòng thủ quân sự khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp, tổ chức lại…

Theo Kế hoạch, Chính phủ giao Bộ Nội vụ trước ngày 18/4 chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành Trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị.

Bài viết liên quan  Từ 1/7: Hàng triệu người được hưởng khoản t iền tăng gấp 4 lần, ai cũng cần biết quyền lợi này

Báo cáo Bộ Chính trị đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vào ngày mai 25-3

Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương báo cáo Bộ Chính trị đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Chiều 24-3, Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương.

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN

Tại hội nghị, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An đã trình bày chuyên đề “Những nội dung chính tại Kết luận số 126 ngày 14-2-2025 của Bộ Chính trị và Kết luận số 127 ngày 28-2-2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương”.

Ông Phan Thăng An cho biết hiện nay, các cơ quan, trong đó có các cơ quan thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, theo chức năng nhiệm vụ được giao, đã và đang triển khai thực hiện rất quyết liệt Kết luận 126, Kết luận 127. Cùng với Kết luận 126, 127, đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có các Kết luận 128, 129; Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 cũng vừa có Công văn số 43 nêu nhiều nhiệm vụ cụ thể để triển khai.

Với tinh thần “Đảng làm trước, Mặt trận, đoàn thể, Chính phủ, Quốc hội làm sau”, “Trung ương làm trước, địa phương làm sau”, “Trung ương không đợi tỉnh, tỉnh không đợi huyện, huyện không đợi cơ sở”, 4 tháng qua, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, cả hệ thống chính trị đã bám sát các kết luận, nghị quyết trên.

Theo ông Phan Thăng An, trong 4 tháng qua, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành tới 232 tài liệu, văn bản có liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và hiện đang tiếp tục làm.

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng cho biết Kết luận 126 nêu rõ: Trong quá trình sắp xếp bộ máy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chế độ chính sách đối với cán bộ bị ảnh hưởng, đảm bảo công tâm khách quan theo tinh thần “việc chọn người”, giữ được những cán bộ có năng lực, không để chả.y má.u chất xám, không để phát sinh những vấn đề phức tạp nội bộ và ảnh hưởng đến đại hội.

Từ đó, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng đã tham mưu tổ chức 19 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, làm việc với 69 Đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương để nắm tình hình, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4 chuyên đề công tác lớn để hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất trong cả nước.

Hiện, 19 đoàn giao nhiệm vụ cho Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện các đề án trình Bộ Chính trị, trong đó có Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế…

Bài viết liên quan  Vụ “hát chút xíu” hết 14,6 triệu đồng ở Cần Thơ: Khách gọi 11 tiếp viên nữ

“Đảng ủy Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương về tiếp thu ý kiến để hoàn thiện tờ trình về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để báo cáo Bộ Chính trị vào ngày mai (25-3), sau đó tiếp thu ý kiến để hoàn thiện, trình Ban Chấp hành Trung ương”- ông An nói.

Cũng theo ông Phan Thăng An, theo tinh thần Công văn số 43-CV/BCĐ, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan hoàn thiện tờ trình, đề án sắp xếp, tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng… Việc này báo cáo Bộ Chính trị vào ngày mai (25-3), sau đó hoàn thiện để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Ông An cho biết đối với Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, theo Công văn số 43, Đảng ủy TAND Tối cao và Đảng ủy VKSND Tối cao được giao thực hiện nhiệm vụ xây dựng các đề án, tờ trình về hệ thống tòa án, viện kiểm sát ở địa phương theo định hướng không tổ chức cấp huyện để báo cáo Bộ Chính trị, sau đó hoàn thiện để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Cũng theo ông An, Ban Tổ chức Trung ương được giao nhiệm vụ nghiên cứu hoàn thiện đề án về hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương, cấp tỉnh và cấp cơ sở; hoàn thiện dự thảo quy định của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành điều lệ Đảng; hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Chỉ thị 35, Kết luận 118 của Bộ Chính trị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Hiện, Ban Tổ chức Trung ương đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan về các vấn đề này.

Cùng với đó, Ban Tổ chức Trung ương được giao nhiệm vụ tổng hợp các đề án của Đảng ủy Chính phủ; Đảng ủy Quốc hội; Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương; Đảng ủy TAND Tối cao; Đảng ủy VKSND Tối cao để báo cáo Bộ Chính trị, trình Ban Chấp hành Trung ương.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Trung ương cũng được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ tham mưu xây dựng phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng; rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV, báo cáo Bộ Chính trị, trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 11.

Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết thêm sẽ có hội nghị toàn quốc và các hoạt động cần thiết để quán triệt, triển khai các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, các văn bản có liên quan về tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy; chủ động, kịp thời tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/chinh-phu-du-kien-hoan-thanh-sap-nhap-tinh-truoc-206-20250408i7415675/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDA4fDEyOjA0OjQz