
Ông Hoàng Duy Tiến khi còn là cán bộ thuộc Phòng cảnh sát kinh tế Công an TPHCM đã móc nối thành lập 47 công ty để nhập lậu lượng lớn hàng hóa trị giá hơn 217 tỷ đồng.
Ngày 16/4, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Hoàng Duy Tiến (40 tuổ.i, cựu Đại úy công an) và Võ Văn Đông (58 tuổ.i, cựu Trung tá công an) về tội Buôn lậu. Cả hai bị cáo từng công tác tại Đội phòng chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TPHCM.
24 đồng phạm của Tiến và Đông cũng được đưa ra xét xử về tội danh trên.
Phiên tòa do ông Phạm Lương Toản làm chủ tọa và dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Tại phần thủ tục, bị cáo Đông và đồng phạm khai báo to, rõ ràng những thông tin nhân thân như hồ sơ vụ án thể hiện. Đại diện VKSND TPHCM bắt đầu công bố cáo trạng.
Bị cáo Tiến (bìa phải) cùng đồng phạm tại phiên tòa sáng nay (Ảnh: Xuân Duy).
HĐXX triệu tập 13 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong phiên tòa lần này, có 26 luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Theo nội dung vụ án, Tiến lợi dụng là cán bộ thuộc Đội phòng chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TPHCM, quen biết với các chủ cơ sở kinh doanh máy móc, thiết bị cũ, bị cáo đã thỏa thuận với các chủ hàng để nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng bằng hình thức kê khai gian dối là hàng nhập khẩu nhằm mục đích đưa vào sản xuất.
Video đang HOT
Sau đó, Tiến giao hàng lại cho các chủ hàng với chi phí 78-90 triệu đồng mỗi container hàng, tùy theo thời điểm.
Trong đó, Tiến lo toàn bộ chi phí đóng thuế, trả tiề.n vận chuyển hàng về kho, chi phí giám định, chi phí cho cán bộ kiểm hóa của hải quan, thuê nhân viên…, phần còn lại bị cáo hưởng lợi.
Để nhập hàng, Tiến đã thuê nhân viên giúp việc, chỉ đạo thành lập 47 công ty. Từ các pháp nhân này, bị cáo chỉ đạo nhân viên làm thủ tục để hợp thức hóa chứng từ tài liệu, liên hệ với Công ty Giám định Đại Minh Việt để lập khống các chứng thư giám định hàng hóa, từ đó nhập khẩu trót lọt hàng hóa là máy móc, thiết bị cũ từ nước ngoài về Việt Nam, giao cho các chủ hàng.
Từ khoảng tháng 9/2019 đến ngày 24/5/2021, Tiến đã sử dụng pháp nhân của 45 công ty, mở 1.153 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu về Việt Nam 1.287 container hàng, với tổng trị giá tài sản hàng hóa nhập lậu là 217 tỷ đồng.
Các bị cáo là lãnh đạo và nhân viên Công ty Giám định Đại Minh Việt đã không thực hiện đúng quy trình giám định mà chỉ đạo hoặc trực tiếp ký, cấp khống chứng thư giám định, giúp sức cho Tiến hoàn tất thủ tục thông quan, hoàn tất thủ tục nhập lậu một lượng hàng hóa đặc biệt lớn.
Năm 2023, TAND TPHCM tuyên phạt Hoàng Duy Tiến 13 năm tù, Võ Văn Đông 7 năm tù về tội Buôn lậu. Các bị cáo là nhân viên của Hoàng Duy Tiến bị tuyên mức án từ 3 năm tù đến 8 năm tù. 6 bị cáo là chủ hàng bị tuyên phạt 1,5 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm bị VKSND TPHCM kháng nghị. Theo đó, cơ quan công tố cho rằng, tòa sơ thẩm phạt tiề.n 5 bị cáo chủ hàng là không đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, VKS cũng đề nghị tăng hình phạt đối với 8 bị cáo khác.
Cuối năm ngoái, TAND Cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm. Tại tòa, đại diện VKSND Cấp cao tại TPHCM rút kháng nghị đối với một chủ hàng.
TAND Cấp cao tại TPHCM cho rằng, VKS rút kháng nghị với một bị cáo sẽ dẫn đến việc không công bằng với các bị cáo khác. Do đó, HĐXX hủy toàn bộ bản án để xét xử lại.
Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
Ông Trần Nguyên Bình và bà Đỗ Thùy Nhung xuất cảnh trước khi bị khởi tố nên Công an TPHCM quyết định truy nã và đề nghị Bộ Công an ra thông báo truy nã quốc tế đối với 2 bị can trên.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Trần Nguyên Bình (43 tuổ.i) và vợ là bà Đỗ Thùy Nhung (44 tuổ.i, cùng ngụ TPHCM) về tội Buôn lậu và Đưa hối lộ. 13 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội Buôn lậu.
Liên quan vụ án, ông Bạch Đức Lữu (52 tuổ.i, cựu Chi cục trưởng Chi cục thú y Vùng VI), Trần Trung Nhân (51 tuổ.i, cựu Trưởng trạm kiểm dịch động vật), Lý Hoài Vũ (54 tuổ.i, cựu Phó chi cục trưởng Chi cục thú y vùng VI) và 2 đồng phạm bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ.
Riêng bị can Phạm Trung Trực (39 tuổ.i, chuyên viên Cục Thú y) bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo hồ sơ vụ án, vợ chồng doanh nhân Trần Nguyên Bình đã thành lập 6 công ty cùng hoạt động tại một địa chỉ ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. Mục đích của các công ty này là nhập khẩu sản phẩm động vật để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Vợ chồng ông Bình đã chỉ đạo nhân viên thực hiện các hành vi gian dối, bao gồm làm giả giấy chứng nhận kiểm dịch nước nhập khẩu và kê khai sai thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Họ đã khai báo gian dối loại hàng hóa để nhập khẩu trái phép 2 lô hàng bột huyết động vật nhai lại có nguồn gốc từ Pháp, trị giá 6,5 tỷ đồng. Đây là mặt hàng không đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Từ năm 2018 đến khi vụ án bị khởi tố, Bình và Nhung đã chỉ đạo nhân viên làm giả giấy chứng nhận kiểm dịch và khai báo gian dối nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng là từ Hungary. Hai bị can đã nhập khẩu trót lọt 612 lô hàng, trị giá 1.483 tỷ đồng (kết luận điều tra bổ sung tăng hơn 100 lô hàng và tăng hơn 268 tỷ đồng).
Ông Bạch Đức Lữu (Ảnh: Công an cung cấp).
Để thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu lậu, vợ chồng ông Bình đã móc nối và đưa hối lộ cho lãnh đạo và kiểm dịch viên Chi cục thú y vùng VI. Cụ thể, họ đã nhiều lần đưa tiề.n cho Trần Trung Nhân, Trạm trưởng trạm kiểm dịch động vật Cảng – Bưu điện thuộc Chi cục thú y vùng VI, tổng cộng 2,9 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiề.n, Nhân đã chia lại cho ông Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng Chi cục thú y vùng VI, khoảng 40%, chia cho Lý Hoài Vũ, Phó Chi cục trưởng, khoảng 30%, và chia cho các kiểm dịch viên trạm 5-7 triệu đồng/người/tháng. Phần còn lại Nhân giữ cho mình.
Ông Nhân cũng nhận tiề.n từ nhiều doanh nghiệp khác và chia lại cho ông Lữu 2,1 tỷ đồng, cùng một số đồng nghiệp khác.
Ngày 31/8/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố bị can Trần Nguyên Bình và Đỗ Thùy Nhung về tội Buôn lậu và Đưa hối lộ. Tuy nhiên, tại thời điểm khởi tố, vợ chồng Bình đã xuất cảnh.
Vì vậy, Công an TPHCM đã quyết định truy nã hai bị can này và đề nghị Bộ Công an ra thông báo truy nã quốc tế. Đồng thời, nhà chức trách đã niêm yết quyết định khởi tố, quyết định truy nã đối với vợ chồng ông Bình.
Quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp và Sở Tư Pháp các tỉnh liên quan thông báo cho các phòng, văn phòng công chứng trên địa bàn biết để ngăn chặn việc mua, bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp tài sản liên quan tới vợ chồng ông Bình.
Tiêu hủy 141 tấn hàng nhiễm bệnh dịch tả châu Phi
Quá trình điều tra, nhà chức trách còn phát hiện có 141 tấn hàng hóa là sản phẩm do doanh nghiệp của bị can Bình và Nhung nhập khẩu có nhiễm bệnh dịch tả châu Phi (bệnh Newcatxon).
Theo đó, tại kho xã Lý Thương Kiệt, huyện Mỹ Yên, Hưng Yên có hơn 18 tấn; tại kho ở Long An hơn 120 tấn. Hiện Công an TPHCM phối hợp với Bộ Công an cùng các đơn vị có liên quan tiêu hủy toàn bộ số tang vật trên.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/dai-uy-cong-an-tphcm-cam-dau-duong-day-buon-lau-hon-210-ty-dong-20250416i7421245/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDE2fDEyOjU5OjU1