
Lâm Tới, Robert Hải đã qua đời vì bạo bệnh, Thúy An nhiều năm nay sống xa xứ, kín tiếng. Em bé trong phim “ Cánh đồng hoang” năm xưa đã trở thành “tỷ phú nông dân”.
Cánh đồng hoang công chiếu lần đầu tiên vào ngày 30/4/1979 và được coi là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm do nhà văn Nguyễn Quang Sáng biên kịch, Trịnh Công Sơn viết nhạc và Nguyễn Hồng Sến làm đạo diễn.
Bộ phim từng giành nhiều giả.i thưởn.g danh giá như Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980 và Huy chương vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1981, khẳng định dấu ấn của điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế và truyền đi thông điệp mạnh mẽ về khát vọng hòa bình.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim Cánh đồng hoang đã trở thành mốc son của lịch sử điện ảnh Việt Nam. Thế nhưng, cuộc đời của những người nghệ sĩ tài năng năm ấy lại có những ngã rẽ đầy thăng trầm.
“Cánh đồng hoang” công chiếu lần đầu tiên vào ngày 30/4/1979 (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
NSND Lâm Tới vai Ba Đô
Trong Cánh đồng hoang, Lâm Tới đã hóa thân xuất sắc vào vai Ba Đô, một chiến sĩ chốt trạm kiên cường, một người chồng, người cha hết mực yêu thương và bảo vệ gia đình.
Vai diễn này đán.h dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của ông, khi Lâm Tới lần đầu tiên đảm nhận nhân vật chính diện.
Lâm Tới sinh năm 1940, tên thật Lâm Thanh Tòng, là học viên khóa đầu Trường Điện ảnh Việt Nam, cùng Trần Phương, Trà Giang, Thế Anh.
Với khả năng diễn xuất đa dạng, ông có thể hóa thân vào cả vai chính diện và phản diện một cách đầy thuyết phục.
Những bộ phim nổi tiếng nghệ sĩ từng tham gia có thể kể đến như: Hai người lính, Nổi gió, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Đường về quê mẹ, Nguyễn Văn Trỗi…
Vai Ba Đô trong Cánh đồng hoang là cột mốc giúp ông giành Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc (1980), cùng với Tám Quyện trong Mùa gió chướng.
Đạo diễn Đào Bá Sơn từng nhận xét: “Lâm Tới không bao giờ dùng kỹ thuật diễn xuất. Gương mặt anh hóa thân mọi vai, từ chính diện đến phản diện. Đứng trước máy quay, chúng tôi tưởng Lâm Tới là nhân vật chứ không phải anh ấy đang diễn”.
Với những đóng góp to lớn cho nền điện ảnh nước nhà, Lâm Tới được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND vào năm 1997.
Vai cuối trong Đồng tiề.n xương má.u phát hành năm 1999 cũng khép lại sự nghiệp lẫy lừng của ông.
Năm 2000, NSND Lâm Tới qua đời sau thời gian chống chọi bệnh tật, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng nghiệp và người hâm mộ.
Dẫu vậy, hình ảnh Ba Đô ôm con, trốn trực thăng Mỹ giữa Đồng Tháp Mười, vẫn sống mãi trong lòng khán giả, như biểu tượng của tinh thần bất khuất.
Video đang HOT
Cố NSND Lâm Tới trong phim “Cánh đồng hoang” (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
Thúy An vai Sáu Xoa
Trong Cánh đồng hoang, Thúy An đảm nhận vai Sáu Xoa – vợ của Ba Đô, khi nữ diễn viên mới 17 tuổ.i – được xem như linh hồn của phim.
Dù không được đào tạo bài bản về diễn xuất, Thúy An đã chinh phục khán giả bằng lối diễn chân chất, mộc mạc, thể hiện trọn vẹn hình ảnh một người vợ, người mẹ tảo tần, người nữ du kích kiên cường, tay bồng con, tay cầm sún.g.
Cảnh Sáu Xoa bắ.n rơi trực thăng Mỹ để trả thù cho chồng, trở thành biểu tượng phụ nữ Nam Bộ bất khuất.
Sau Cánh đồng hoang, nghệ sĩ Thúy An tiếp tục ghi dấu ấn trong nhiều bộ phim nổi tiếng khác như: Mùa gió chướng, Biệt động Sài Gòn, Ván bài lật ngửa, Vùng gió xoáy, Mùa nước nổi…
Với những vai diễn đa dạng, bà trở thành một trong những nữ diễn viên đình đám của điện ảnh Việt Nam những năm 1970-1980.
Thành công khi tuổ.i đời còn rất trẻ nhưng đời tư của nghệ sĩ Thúy An lại rất truân chuyên. Trên màn ảnh, bà được mệnh danh là “nàng thơ” của đạo diễn tài hoa Hồng Sến.
Mối tình của bà và đạo diễn Hồng Sến nảy sinh trên phim trường Cánh đồng hoang đã vấp phải nhiều sóng gió, bởi lúc đó, đạo diễn Hồng Sến đã có gia đình, ông hơn bà đến 30 tuổ.i.
Dù vậy, vượt qua nhiều thử thách, họ cũng đến được với nhau. Sau khi kết hôn, Thúy An chuyển về sống cùng đạo diễn Hồng Sến và các con riêng của ông trong căn biệt thự tại TPHCM.
Nhưng hạnh phúc không kéo dài được bao lâu, đạo diễn Hồng Sến qua đời vào năm 1993 sau một thời gian dài mắc bệnh ung thư. Nghệ sĩ Thúy An từng trải qua những năm tháng khó khăn, vừa phải lo toan cuộc sống, vừa nuôi con nhỏ. Bà lựa chọn cuộc sống kín tiếng…
Mãi sau này, người ta mới biết Thúy An đã sang Lào sinh sống và mở cửa hàng kinh doanh kim hoàn. Tại đây, bà cũng nên duyên với một người mang quốc tịch Đức, quê gốc ở Bạc Liêu. Cả 2 nhanh chóng nảy sinh tình cảm, kết hôn và chuyển về Đức sinh sống. Thúy An học tiếng Đức, làm quen với môi trường mới và là trợ lý cho chồng trong việc kinh doanh.
Bà từng tiết lộ rằng, mình đang có một cuộc sống bình yên, êm đềm bên chồng con. Ở nước ngoài, bà Thúy An cũng có nhà hàng, kinh doanh riêng. Thỉnh thoảng bà trở về Việt Nam thăm người thân, bạn bè.
Diễn viên Thúy An trong một cảnh phim “Cánh đồng hoang” (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
Robert Hải vai Trung tá Mỹ Mistcher
Robert Hải tên thật là Trần Hữu Hải, sinh năm 1940, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả với vai Trung tá Mỹ Mistcher trong Cánh đồng hoang.
Trong phim, nhân vật của ông hiện lên sống động, từ sĩ quan kiêu ngạo đến kẻ thất bại, khiến khán giả vừa ghét vừa nhớ. Robert Hải mang trong mình dòng má.u Pháp và Italy, mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được người vú nuôi đưa vào Sài Gòn.
Cơ duyên đến với điện ảnh của Robert Hải khá tình cờ. Ông được đạo diễn Đường Tuấn Ba phát hiện khi đang ngồi câu cá và mời tham gia vai diễn trong phim Mối tình đầu.
Sau đó, ông thường xuyên đảm nhận các vai phản diện trong các bộ phim như: Biệt động Sài Gòn, Mùa nước nổi, Kỳ án ba bông hồng…
Ngoài đời, Robert Hải có cuộc sống giản dị và bình yên. Gia đình ông sống trong một căn chòi nhỏ, thu nhập chính dựa vào nghề làm bánh bông lan và móc len của vợ.
Ông qua đời vì ung thư gan vào năm 2000 trong hoàn cảnh khó khăn, khiến nhiều người không khỏi xó.t x.a.
Dẫu vậy, hình ảnh Mistcher giữa đồng nước, đối đầu Sáu Xoa, vẫn là ký ức khó quên của điện ảnh Việt, minh chứng cho tài năng của người diễn viên tài hoa nhưng bạc mệnh.
Robert Hải qua đời năm 2000 do bệnh ung thư gan (Ảnh: Chụp màn hình).
Nguyễn Văn Thuận vai cậu bé con của Ba Đô và Sáu Xoa
Nguyễn Văn Thuận chính là cậu bé đóng vai con trai của Ba Đô và Sáu Xoa trong Cánh đồng hoang. Anh là cháu ruột của đạo diễn Hồng Sến.
Theo lời kể của mẹ ruột, anh đóng phim khi mới 9 tháng tuổ.i. Hình ảnh cậu bé hồn nhiên chơi đùa giữa khói lửa chiến tranh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Trong một phỏng vấn vào năm 2021, anh Thuận cho biết, đến 15 tuổ.i anh mới được thấy mình trên màn ảnh dù từ nhỏ gia đình, bà con lối xóm hay kể với anh chuyện đóng phim.
“Cứ mỗi dịp lễ 30/4, tôi lại được nhìn hình ảnh của mình lúc 9 tháng tuổ.i trên phim do đài truyền hình phát lại. Tôi thấy tự hào với bà con lối xóm vì mình được nhiều người biết đến. Sau này, con cháu cũng được nhìn thấy tôi trên TV”, anh từng chia sẻ.
Nguyễn Văn Thuận khi mới 9 tháng tuổ.i trong phim “Cánh đồng hoang” (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
Anh từng nuôi dưỡng ước mơ trở thành diễn viên và lên Sài Gòn để theo học đại học. Tuy nhiên, biến cố gia đình ập đến khi đạo diễn Hồng Sến qua đời, khiến con đường nghệ thuật của anh gặp nhiều gian nan.
Cuối cùng, Nguyễn Văn Thuận quyết định trở về quê hương, lập gia đình và gắn bó với nghề nông. Nhờ thừa hưởng ruộng đất của cha mẹ, hai vợ chồng anh chăm chỉ làm ăn, khai hoang, cải tạo đất đai. Đến nay, anh đã trở thành một nông dân thành đạt với nhiều máy móc nông nghiệp hiện đại.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, Nguyễn Văn Thuận còn là một chiến sĩ dân quân nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng quê hương.
Chi tiết trong bộ phim kinh điển khiến nhiều thế hệ khán giả thắt tim khi theo dõi, xem không dưới 5 lần
Chi tiết này khiến cho tất cả những ai từng theo dõi Cánh Đồng Hoang đều day dứt, nhớ mãi không quên.
Nếu ai từng theo dõi bộ phim Cánh Đồng Hoang của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, với kịch bản của Nguyễn Quang Sáng và âm nhạc của Trịnh Công Sơn chắc hẳn đều vô cùng ấn tượng. Phim kể về cuộc sống của những người dân miền Nam Việt Nam trong thời kỳ hậu chiến, phản ánh sự đau khổ và mất mát sau chiến tranh.
Phim khắc họa một làng quê hoang vắng và sự cô đơn của con người trong bối cảnh chiến tranh đã qua nhưng vẫn để lại nhiều vết thương. Bộ phim là một tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa điện ảnh, âm nhạc và văn học, thể hiện sự đau thương nhưng cũng tìm thấy sự sống sót và hy vọng giữa hoang tàn.
Mới đây, trong một chương trình, khán giả đã có dịp tìm hiểu sâu hơn về một chi tiết vô cùng đắt giá năm ấy, trở thành kinh điển. Đó là khi vợ chồng anh Ba Đô cho con vào túi nilon để tránh bom khiến khán giả nhiều thế hệ thắt tim lại mỗi lần theo dõi.
Chia sẻ về cảnh quay này, nhà quay phim, NSƯT Bằng Phong, người đã cùng NSND Đường Tuấn Ba tạo nên những thước phim ấn tượng trong “Cánh đồng hoang” cho biết: Hình ảnh này được những nhà làm phim lấy cảm hứng từ chất liệu đời sống thật. Diễn viên em bé trong phim cũng chính là cháu của đạo diễn Hồng Sến được huy động trở thành diễn viên của phim.
Cảnh quay được tập trước ở trên bờ, chỗ khô để tính cú máy trước, sau đó khi xuống nước thật, quay phim căn máy y hệt và chỉ làm duy nhất 1 lần, không lặp đi lặp lại như những phân cảnh khác. Do đây là cảnh quay đặc biệt, cháu nhỏ lúc ấy mới chỉ khoảng vài tháng tuổ.i.
Khán giả đã có những phản hồi rất xúc động và ấn tượng về cảnh quay này. Cảnh này được xem là một trong những khoảnh khắc cảm động và ám ảnh nhất của bộ phim, thể hiện sự lo sợ và tuyệ.t vọn.g của những người dân trong thời kỳ chiến tranh.
Nhiều khán giả cảm thấy thắt lòng mỗi khi nhìn thấy cảnh này, bởi nó không chỉ phản ánh sự khắc nghiệt của chiến tranh mà còn là một hình ảnh đầy tính nhân văn. Việc người cha, người mẹ trong phim phải làm điều này để bảo vệ con cái khỏi bom đạn đã khiến nhiều người liên tưởng đến nỗi đau của những gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh thực tế.
Từ góc độ điện ảnh, nhiều người cũng nhận xét rằng đây là một trong những cảnh quay đắt giá và kinh điển của bộ phim. Mọi người để lại bình luận:
– Cánh đồng hoang đã xem không dưới 5 lần. Vẫn muốn xem lại.
– Phim này quá hay, đoạn này cực kỳ xúc động ấy!
– Mình sinh năm 1997 nhưng mà đã xem phim này 3 lần rồi, từ thời tivi màn nhỏ cong cong mà ở sau to chà bá ấy, tới lúc có truyền hình vệ tinh. Lần nào xem mình cũng xúc động, nhất là lúc cho em bé xuống nước để tránh bom từ máy bay. Rất hay luôn ạ.
– 1 trong những phim kinh điển. Xưa lúc mình xem phim này là mình 7 tuổ.i, xúc động muốn khóc. Thương vô cùng.
– Ngày học cấp 1 hay cấp 2 xem đến đoạn này khóc sưng cả mắt, khóc quặn cả ngực.
– Lúc nhỏ năm nào cũng chờ 30/4 để được coi phim này.
– Phim này xem tới mấy chục lần vẫn rớt nước mắt. Cảnh phim còn vậy, thì không biết thực tế còn tàn khốc đến mức nào nữa.
– Thời còn nhỏ chưa có gia đình xem phim đến cảnh này là mình thấy sợ và xúc động rồi. Giờ có con nhỏ không dám xem luôn vì quá chân thật! Biết ơn công ơn của ông cha ta ngày xưa lắm ạ!
– Nội dung phim thì mình không nhớ nữa, nhưng cảnh phim này thì chắc tới già không quên.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/dan-dien-vien-phim-canh-dong-hoang-sau-gan-5-thap-ky-ra-sao-20250421i7424767/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDIxfDE1OjM0OjMw