Đối tượng nào sẽ không được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi khi đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh giản biên chế?

Đối tượng nào sẽ không được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi khi đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh giản biên chế?
Đối tượng nào sẽ không được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi khi đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh giản biên chế?

Ngày 16/04/2025 Ngôi Sao.vn đưa tin “Đối tượng nào sẽ không được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi khi đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh giản biên chế?” nội dung chính như sau:

Không giải quyết chế độ cho công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi không hoàn thành nhiệm vụ

Hiện nay, có khá nhiều Bộ, ngành đã có công văn hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 của Chính phủ . Mới đây, Bộ Tài chính cũng có công văn hướng dẫn nội dụng này. Cụ thể, Mục 1 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025 quy định về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc giải quyết chính sách, chế độ… với công chức về hưu trước tuổi tại các đơn vị tinh giản biên chế và sáp nhập như sau:

1. Ưu tiên giải quyết chính sách, chế độ đối với những người có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ hưu thấp hơn (tức gần đủ tuổi về hưu – PV).

Công văn 1767 quy định sẽ không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 cho công chức viên chức khi xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Chưa xem xét giải quyết chính sách, chế độ đối với các đối tượng công chức, viên chức thuộc một trong các trường hợp sau:

Là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.

Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc đang bị kỷ luật sẽ không được giải quyết chế độ về hưu sớm. (Ảnh minh họa)

3. Không giải quyết chính sách, chế độ đối với các đối tượng công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

4. Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản trong đó thành lập, quy định tên đơn vị mới, cụ thể:

+ Đối với các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ: Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ;

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ;

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục thuộc Bộ: Quyết định của Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục.

Bài viết liên quan  Khi ngoại tình, đàn ông thường thích nhất 4 điều ở người thứ ba

Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.

Sau thời hạn quy định nêu trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi….

Theo đó, Công văn 1767 quy định sẽ không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 cho công chức viên chức khi xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp.

Quy trình giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi gồm 6 bước

Bước 1: Thủ trưởng đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (bằng hình thức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản) về việc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo hướng dẫn tại Mục II Công văn này. Đối với việc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc của thủ trưởng đơn vị, tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị cấp trên trực tiếp cho ý kiến.

(Ảnh minh họa).

Bước 2: Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức, viên chức (Vụ, Cục và tương đương thuộc cơ quan Bộ; các phòng/ban/đơn vị sự nghiệp, chi cục và tương đương của các đơn vị có tổ chức theo hệ thống ngành dọc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ) lập danh sách Đối tượng và kinh phí thực hiện chính sách, chế độ (đối với các đơn vị không là đơn vị dự toán độc lập thì đơn vị cấp dự toán theo quy định thực hiện xác định kinh phí) và hồ sơ trình cấp có thẩm quyền (qua cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính).

Bước 3: Thẩm định về đối tượng

Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng quy định tại điểm a Khoản 1 Mục này.

Phòng/Ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị thẩm định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị quy định tại điểm b Khoản 1 Mục này.

Bước 4: Thẩm định về kinh phí (đối với các trường hợp đã được thẩm định về đối tượng và xác định thuộc đối tượng được hưởng chế độ, chính sách)

Bài viết liên quan  Đang bị ung thư đến đám tang có sao không nhỉ. Sao người đàn ông này chỉ đứng từ xa nhìn đám tiễn mẹ, khóc nức không dám lại gần

Cục Kế hoạch – Tài chính thẩm định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng tại điểm a Khoản 1 Mục này.

Phòng, ban tham mưu về công tác tài chính tại các đơn vị thẩm định về kinh phí đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị tại điểm b Khoản 1 Mục này.

Bước 5: Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Bước 6: Báo cáo kết quả thực hiện chế độ, chính sách: Các đơn vị được phân cấp thẩm quyền phê duyệt đối tượng và kinh phí hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kế hoạch – Tài chính) về việc thực hiện chính sách, chế độ để theo dõi và kiểm tra.Ngày 09/04/2025 báo Lao động đưa tin “Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy” nội dung chính như sau:

Bộ Nội vụ thông tin về đối tượng nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy theo Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024.

Chính phủ sửa đổi Nghị định 178/2024, bổ sung bốn nhóm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị. Ảnh minh họa: Hương Nha

Ông Lê Văn Thanh (tên nhân vật được thay đổi) đã có thắc mắc liên quan đến chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo quy định tại Nghị định số 178/2024 ngày 31.12.2024.

Trước tháng 8.2024, ông Thanh công tác tại một trường tiểu học thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình và giữ chức vụ hiệu trưởng. Từ ngày 8.8.2024, đơn vị này sáp nhập với một đơn vị trường THCS cũng thuộc địa bàn huyện.

Thời điểm đó, ông Thanh được UBND huyện bố trí giữ chức vụ phó hiệu trưởng. Sau sáp nhập, trường học nơi ông công tác có 3 phó hiệu trưởng và ông Thanh thuộc diện cán bộ dôi dư.

“Nay tôi muốn nghỉ hưu theo chế độ tại Nghị định 178 thì có đủ điều kiện không? Rất mong được Bộ Nội vụ giải đáp” – ông Thanh đề nghị.

Liên quan đến phản ánh, kiến nghị của ông Thanh, Bộ Nội vụ đã có phản hồi trên Cổng thông tin điện tử.

Bộ Nội vụ cho biết, ngày 15.3.2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024 về chính sách, chế độ đối với CBCCVC, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó đã quy định cụ thể đối tượng áp dụng của Nghị định số 178/2024.

Bài viết liên quan  Truy nã Trị.nh V.ă.n T.há.i trong đường dây lừa đảo của TikToker Mr Pips

Theo Nghị định 67/2025 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/2024), nhóm đầu tiên được bổ sung vào diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi là CBCCVC lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện trong sắp xếp CBCCVC lãnh đạo, quản lý.

Nhóm thứ hai là CBCCVC, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước trước ngày 15.1.2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhưng phải tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Nhóm thứ ba là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Nhóm thứ tư là cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 17, 19 Nghị định số 178/2024 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2025), việc đồng ý cho CBCCVC và người lao động nghỉ và hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024 thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng với cấp ủy, chính quyền cùng cấp.

Do đó, Bộ Nội vụ đã đề nghị ông Thanh nghiên cứu các quy định nêu trên để xác định xem bản thân có thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 178/2024 hay không.