Giá vàng tối 15/4: Chúc mừng bà con

Giá vàng tối 15/4: Chúc mừng bà con
Giá vàng tối 15/4: Chúc mừng bà con

Khi giá vàng liên tục leo thang và lập các mốc kỷ lục mới, cửa tiệm kinh doanh tấp nập người tới giao dịch. Tuy nhiên, cửa hàng lớn báo hết vàng miếng SJC, chỉ còn mặt hàng nhẫn trơn bán giới hạn.

Trong phiên giao dịch ngày 15/4, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 105,5-108 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 500.000 đồng ở 2 chiều mua – bán so với thời điểm mở cửa phiên và chính thức lập kỷ lục mới.

Như vậy, mặt hàng này tăng 2,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1,5 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần trước.

Giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở mức 102,5-105,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 500.000 đồng mỗi chiều so với thời điểm mở cửa phiên.

Trong bối cảnh giá vàng tăng, người dân không dễ gì có thể mua được dù nhu cầu tăng cao.

Cửa hàng hết sạch vàng miếng SJC khi giá lập đỉnh 

Tại Hà Nội, một số cửa hàng lớn vẫn có hàng chục khách chờ. Tuy nhiên, không ít người khác đã phải bỏ về do cửa hàng không có đúng loại vàng mà khách muốn. “Hiện tại, cửa hàng đã hết sạch vàng miếng, chỉ còn vàng nhẫn và giới hạn khách mua mỗi người một chỉ”, nhân viên tại một cửa hàng lớn trên phố Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) thông tin.

Tại các cửa hàng lớn khác như DOJI, PNJ thậm chí ngưng bán vàng nhẫn, vàng miếng từ giữa năm ngoái. Thay vào đó, các đơn vị đẩy mạnh bán các sản phẩm vàng trang sức 24K.

Bà Ngọc (quận Đống Đa), cho biết đi mua hộ con gái một chỉ vàng nhẫn. “Nhu cầu mua thì cả 10 chỉ vàng tôi cũng mua nhưng ở đây chỉ giới hạn một chỉ, hôm nào rảnh tôi lại ra mua”, bà Ngọc nói.

Bà Bích (quận Cầu Giấy) nói đã xếp hàng từ đầu giờ chiều 15/4 tại một cửa hàng vàng ở quận Cầu Giấy. “Lúc tôi đến đã có hàng chục người đứng đợi, nhưng chỉ tầm 30 phút là giao dịch xong. Nhiều người bỏ về vì không có vàng miếng nên hiện tại cửa hàng chỉ toàn khách mua vàng nhẫn”, bà nói.
Bảng giá vàng trang sức ngày 15/4 tại một cửa tiệm ở Cầu Giấy (Ảnh: Mỹ Tâm)

Bài viết liên quan  Từ 1/7: Hàng triệu người được hưởng khoản tiền tăng gấp 4 lần, ai cũng cần biết quyền lợi này

Quảng cáo của DTads

Trong khi đó, ông Dũng (quận Hoàng Mai) nói không có ý định bán ra vì vẫn tin giá vàng còn có thể tăng. “Tôi giữ vàng từ đầu năm đến giờ. Thấy thị trường như vậy, tôi sẽ tiếp tục giữ thêm chứ chưa bán”, ông Dũng nói.

Tại TPHCM, không ít cửa hàng đã áp dụng chính sách giới hạn bán một chỉ vàng/người/ngày. Dù vậy, nhiều người vẫn chấp nhận xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được.

Như tại Trung tâm vàng bạc đá quý SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), mỗi khách chỉ được mua tối đa một chỉ vàng nhẫn. Riêng vàng miếng, những người có nhu cầu mua từ một lượng trở lên phải đăng ký trước trên hệ thống của SJC. Sau khi đăng ký, khách sẽ đến giao dịch trực tiếp tại trung tâm.

Trong trường hợp người dân muốn mua vàng miếng tại 4 ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank) cũng sẽ phải đặt trước qua kênh trực tuyến.

Tại một tiệm vàng khác trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), chị Nguyễn Thị Hạnh (nhân viên văn phòng), cho biết đã theo dõi giá vàng suốt một tuần qua và quyết định mua vào sáng nay. “Tôi thấy giá cứ lên liên tục nên tranh thủ mua một chỉ để tích lũy, dù giá đang cao”.

Cũng tại TPHCM, một người đang chờ mua vàng nhẫn khác nói không thông thạo về đầu tư tài chính, nhưng thấy mọi người đổ xô đi mua nên cũng mua ít để dành. “Gửi ngân hàng không lời bao nhiêu, trong khi vàng tăng mạnh, tôi quyết định mua vàng để giữ tài sản. Dù biết rủi ro là giá có thể điều chỉnh, nhưng tôi nghĩ giữ lâu dài sẽ có lời”, người này nói.

Chuyên gia: Triển vọng giá vàng vẫn theo chiều hướng đi lên

Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, giá vàng trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi lên, bám sát xu hướng tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, đà tăng sẽ không diễn ra liên tục mà sẽ có những nhịp điều chỉnh, tăng – giảm đan xen. Ông dự báo giá sẽ tăng tiếp.

Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi, cho rằng, việc giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh không chỉ xuất phát từ lo ngại lạm phát hay căng thẳng địa chính trị, mà còn phản ánh những bất ổn sâu sắc trong nền kinh tế – tài chính toàn cầu.

Bài viết liên quan  Những người tuyệt đối không nên ăn mì tôm dù thèm đến mấy

Theo ông Huy, xu hướng đi lên của giá vàng thế giới sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Với thị trường trong nước, ông Huy nhận định giá vàng vẫn sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức độ sẽ được điều tiết bởi chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, do đó khó có thể tăng “nóng” như thị trường quốc tế.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng thói quen tích trữ vàng từ lâu đã ăn sâu vào tâm lý một bộ phận người Việt như một phương thức bảo toàn giá trị và phòng ngừa rủi ro tài chính trong bối cảnh bất ổn. Khi giá vàng thế giới tăng mạnh, kết hợp với những biến động trong nước, tâm lý “FOMO” (sợ bỏ lỡ cơ hội) càng dễ bùng phát. Đây cũng là lý do khiến nhiều người tiếp tục mua vào, bất chấp mức giá trong nước đang ở vùng cao kỷ lục.
Biểu giá vàng tại một cửa tiệm lớn (Ảnh: Mỹ Tâm).

Tuy nhiên, ông Huy lưu ý rằng giá vàng trong nước không hoàn toàn phản ánh theo đúng tỷ lệ tăng của giá vàng thế giới. Sự vận động của thị trường nội địa còn chịu tác động bởi các yếu tố riêng biệt như nguồn cung vàng miếng hạn chế, các biện pháp điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, cùng tâm lý đám đông và nhu cầu nắm giữ vàng vật chất trong dân.

Ông Huy nhận định, triển vọng giá vàng vẫn theo chiều hướng đi lên, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và tài chính toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc vàng thế giới vượt mốc 3.200 USD/ounce là minh chứng cho thấy nhà đầu tư toàn cầu đang tìm đến vàng như một “nơi trú ẩn an toàn”.

Bên cạnh đó, kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất trong nửa cuối năm 2025, cùng với đà mua ròng vàng từ các ngân hàng trung ương, được xem là các yếu tố nâng đỡ vững chắc cho thị trường vàng trong trung và dài hạn.

Bài viết liên quan  Những điều kiện để giáo viên được tổ chức dạy thêm

Đối với thị trường trong nước, ông Huy cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục vận động theo xu hướng quốc tế, nhưng mức độ tăng có thể không hoàn toàn tương xứng do còn phụ thuộc vào chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước, nhất là các biện pháp bình ổn nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh hiện nay, ông khuyến nghị nhà đầu tư cần giữ tâm lý tỉnh táo, tránh chạy theo đám đông. Vàng vẫn là kênh tích sản có giá trị, nhưng cần tiếp cận với tư duy dài hạn. Tỷ trọng đầu tư vào vàng trong danh mục tài sản chỉ nên chiếm khoảng 10-15%, đồng thời cần đa dạng hóa các kênh đầu tư khác để giảm thiểu rủi ro tổng thể.
Người dân xếp hàng chờ mua vàng tại một cửa tiệm ở Hà Nội (Ảnh: Mỹ Tâm).

Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa khuyến cáo giá vàng sẽ không tăng giá mãi hoặc giảm mãi, sẽ luôn có điều chỉnh bất ngờ.

“Nếu nhà đầu tư xác định mua vàng tích lũy, tiết kiệm lâu dài, không quan tâm tới đầu cơ thì luôn có thể xuống tiền. Vàng hiện tại không phải kênh phù hợp để lướt sóng ngắn hạn”, vị này nêu và cho biết mức giá mua và bán do các tiệm vàng ấn định. Người dân mua, bán vàng chỉ là người chấp nhận giá chứ không phải là người quyết định giá.

Các chuyên gia cũng lưu ý người mua vàng thời điểm này cần theo dõi sát thị trường trước khi quyết định mua vào, vì hiện nay chênh lệch mua vào – bán ra ở mức khá cao, khoảng 2,5-3 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro về phía người mua vàng. Bên cạnh đó, khi nhu cầu mua vàng tăng, số lượng bán có hạn, sẽ xuất hiện tình trạng lừa đảo, bán vàng giả để chuộc lợi.

Người mua vàng được khuyên cần đánh giá kỹ thời điểm vào lệnh để tránh rủi ro mua đỉnh. Nhà đầu tư cần có chiến lược rõ ràng, tránh tâm lý chạy theo đám đông và tính toán kỹ rủi ro trước khi quyết định mua vào.