
Quá trình công tác tại Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Nguyễn Thị Hiền ( cán bộ công chức hải quan) đã làm sai lệch điều kiện áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho chi nhánh Công ty Busan nhập khẩu trái phép 4.171 thùng sữa và thực phẩm dinh dưỡng từ Mỹ vào Việt Nam.
Ngày 15.5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công an TP.HCM, cho biết đã khởi tố bị can Nguyễn Thị Hiền (39 tuổ.i, cán bộ hải quan thuộc Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1) để điều tra hành vi buôn lậu.
Tang vật buôn lậu là sữa, thực phẩm dinh dưỡng trị giá nhiều tỉ đồng bị Công an TP.HCM phát hiện, thu giữ. ẢNH: CTV
Theo đó, Công an TP.HCM xác định, trong quá trình công tác tại Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, bị can Hiền đã làm sai lệch điều kiện áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, tạo “kẽ hở” cho Trần Quốc Khánh (Giám đốc chi nhánh Công ty Busan) nhập khẩu trái phép 4.171 thùng sản phẩm bao gồm sữa và thực phẩm dinh dưỡng từ Mỹ vào Việt Nam. Các sản phẩm buôn lậu có trị giá ước tính lên đến hơn 3,4 tỉ đồng.
Trước đó, tháng 5.2023, Công an TP.HCM đã bắt giữ Trần Quốc Khánh và Trần Ngọc Dâng để điều tra tội buôn lậu.
Theo hồ sơ vụ án, tối 12.4.2023, lực lượng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu, Công an TP.HCM phát hiện xe đầu kéo ở khu vực bãi đất trống trên đường Võ Chí Công (TP.Thủ Đức) có dấu hiệu nghi vấn nên kiểm tra.
Video đang HOT
Tại thời điểm này, lực lượng chức năng phát hiện trong container có 4.171 thùng sữa, nhiều hơn 521 thùng so với khai báo hải quan.
Theo điều tra ban đầu, lô hàng được xác định không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định, nhưng vẫn được thông quan và đưa về TP.HCM tiêu thụ.
Qua đấu tranh, các nhân viên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng và khai lô hàng nhập khẩu trên được ông Trần Quốc Khánh tổ chức nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tiêu thụ, thông qua pháp nhân Công ty Busan.
Trước khi nhập lô hàng này về Việt Nam tiêu thụ, Khánh biết sản phẩm sữa nhãn hiệu Ensure, trên bao bì có dòng chữ thông tin bằng tiếng Anh: “Not to be sold in Vietnam or Mexico” (không bán tại Việt Nam hoặc Mexico). Đồng thời, để được nhập khẩu cần phải có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp.
Sau đó, Khánh đã có hành vi sai trái để nhập sữa từ Mỹ về Việt Nam tiêu thụ. Công an xác định, ông Khánh còn chỉ đạo Trần Ngọc Dâng chỉnh sửa dữ liệu khai báo, làm giảm số lượng so với thực tế nhằm giảm thuế.
Vụ buôn lậu nói trên được Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ.
Bộ Công an bắt 3 cán bộ liên quan đến Thuduc House
Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Thuduc House, Bộ Công an đã khởi tố 4 cán bộ, trong đó 3 người bị bắt giam.
Liên quan đến những sai phạm tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và các đơn vị liên quan, ngày 17-1, một nguồn tin xác nhận, Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt để tạm giam Phạm Duy Bình, Nguyễn Duy Linh và Hoàng Trung Kiên (cùng là công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực I, Cục Hải quan TP HCM).
Liên quan đên vụ án, Bộ Công an cũng khởi tố Hồ Hoàng Hải (cũng là công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực I, Cục Hải quan TP HCM), bị can Hải được tại ngoại.
Cả 4 bị can nói trên cùng bị khởi tố tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Các bị can liên quan vụ Thuduc House bị bắt
Trước đó, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố 34 bị can trong vụ án liên quan đến Thuduc House.
Cụ thể, bị can Trần Hoàn Tiên (Giám đốc Công ty MEGA E&T VN), Trần Nhất Thanh (nhân viên làm thuê của Trịnh Tiến Dũng) và 32 bị can khác bị đề nghị truy tố về các tội lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới; sản xuất hàng giả; buôn lậu; nhận hối lộ.
Riêng Trịnh Tiến Dũng đã bỏ trốn, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã và thông báo truy nã quốc tế Interpol.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2016-2020, Trịnh Tiến Dũng được xác định là chủ mưu khi chỉ đạo các đối tượng tại Việt Nam và nước ngoài sử dụng CMND giả để thành lập hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam, ký giả chữ ký Giám đốc để mở tài khoản ngân hàng, lập hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu CD Rom chứa phần mềm và linh kiện điện tử (hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng..) với các công ty nước ngoài (tại Mỹ, Campuchia, Singapore, Malaysia…).
Dũng còn sử dụng nhiều công ty mở tờ khai làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử và các loại hàng hoá khác từ các nước về Việt Nam.
Ngoài ra, Dũng và Lưu Thị Ngát (giám đốc Công ty Khánh Hưng) thành lập và sử dụng 16 công ty “ma” xuất hóa đơn GTGT khống để hợp thức hóa đầu vào cho Công ty Sài Gòn Tây Nam, Thuduc House, Công ty Hoàng Nam Anh để các công ty này xuất khẩu và hoàn thuế GTGT.
Khi tiề.n hàng và 10% tiề.n thuế GTGT được chuyển vào tài khoản của 16 công ty “ma”, Dũng chỉ đạo nhân viên rút tiề.n rồi làm thủ tục kê khai khống hóa đầu vào để các công ty khác được khấu trừ, không phải nộp khoảng 9,9% tiề.n thuế.
Ngát đã móc nối, đưa hối lộ cho cán bộ chi cục thuế quận 1, quận 3 và quận 5 để các công ty “ma” hoạt động bán hoá đơn GTGT, kê khai khống hàng hoá đầu vào để được khấu trừ thuế.
Kết luận điều tra cho thấy các bị can đã lừ.a đả.o, chiếm đoạt của nhà nước hơn 538 tỉ đồng tiề.n thuế GTGT; vận chuyển trái phép 51.675.638,9 USD (tương đương 1.205 tỉ đồng) từ Việt Nam ra nước ngoài và 22.731.686,6 USD (tương đương 528 tỉ đồng) từ nước ngoài về Việt Nam; buôn lậu hàng hóa trị giá 2,8 tỉ đồng; nhận hối lộ 7,4 tỉ đồng; sản xuất, buôn bán hàng giả trị giá 986 tỉ đồng…
Nguồn: https://vietgiaitri.com/khoi-to-can-bo-hai-quan-tiep-tay-buon-lau-sua-thuc-pham-dinh-duong-20250515i7442651/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTE1fDIxOjQ5OjIz