Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt

Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt
Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa xác minh, làm rõ vụ báo tin giả mất trộm tài sản trị giá gần 40 triệu đồng.

Trước đó, ngày 10/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh nhận được tin báo về việc: Tại gia đình bà Đỗ Thị H. ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa xảy ra vụ mất trộm tiề.n. Kẻ gian đã đột nhập vào nhà, phá két sắt lấy đi số tiề.n gần 40 triệu đồng.

Bà Đỗ Thị H. thừa nhận việc khai báo mất trộm là giả.

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp tổ chức xác minh làm rõ vụ việc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an phát hiện vụ trộm có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã tập trung điều tra, làm rõ các tình tiết mà nạ.n nhâ.n cung cấp.

Quá trình xác minh và qua công tác tuyên truyền, vận động, bà Đỗ Thị H. thừa nhận dựng lên câu chuyện nhà bị mất trộm để che giấu việc đã lấy số tiề.n trên để trả nợ trước đó.

Để thực hiện hành vi của mình, bà H. lấy 1 con dao, 1 cái búa đặt bên cạnh két sắt trong phòng ngủ, mở cửa tủ bếp và tủ kính nơi để túi đựng tiền… nhằm dựng hiện trường giả bị kẻ gian đột nhập vào nhà trộm cắp tài sản. Sau đó đi ra ngoài và hô hoán có kẻ trộm và trình báo cơ quan Công an.

Video đang HOT

Tội ác đáng sợ do âm mưu trục lợi bảo hiểm, lấy về những món tiề.n tỷ

Thời gian qua, một số trường hợp nợ nần dẫn đến sá.t hạ.i người khác nhằm hưởng tiề.n bảo hiểm đã gây xôn xao dư luận.

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay 14/2/2025: Thế giới tăng nhanh, vàng nhẫn và SJC leo thang

Cụ thể, vào năm 2020, Đỗ Văn Minh là Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) nợ hơn 20 tỷ đồng nên đầu tháng 4/2020, Minh nảy sinh một âm mưu đáng sợ.

Cụ thể, đối tượng này mua bảo hiểm nhân thọ rồi tìm cách tạo hiện trường giả một vụ ta.i nạ.n giao thông. Mục đích của Minh là để mọi người lầm tưởng bản thân đã chế.t nhằm xóa nợ và chiếm đoạt số tiề.n bảo hiểm.

Đối tượng Đỗ Văn Minh. Ảnh: CACC

Để thực hiện ý định trên, ngày 9/4/2020, Minh mua bảo hiểm nhân thọ với giá 230 triệu đồng/năm, giá trị bồi thường trong trường hợp ta.i nạ.n tử vong là 18 tỷ đồng và đóng đủ số tiề.n của năm 2020. Sau đó, Minh lập kế hoạch giế.t ngườ.i rồi phi tang nhằm dựng lên câu chuyện bản thân bị ta.i nạ.n giao thông.

Ngày 5/5/2016, do mắc vào nợ nần, Lý Thị N. (SN 1986, Phúc Thọ, Hà Nội) đã thuê Doãn Văn Doanh (SN 1995) cùng quê chặt 1/3 bàn chân và 1/3 bàn tay bên trái của N. với giá 50 triệu đồng rồi tạo hiện trường giả một vụ ta.i nạ.n tàu hỏa để lấy tiề.n bảo hiểm.

Qua điều tra, Công an phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn. Kết luận giám định thương tật, N. bị tổn hại 79% sức khỏe. Tuy nhiên, thương tích ở tay và chân cô này không giống do ta.i nạ.n tàu hỏa gây ra.

Bài viết liên quan  Hôm nay tôi mới biết nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm lại nhiều lợi ích vậy

Đặc biệt, cơ quan điều tra phát hiện, trước đó hơn 1 tháng, N. mua liên tiếp 3 gói bảo hiểm thân thể của 2 công ty bảo hiểm nhân thọ. Theo hợp đồng, nếu bị thương tật vĩnh viễn do ta.i nạ.n giao thông, cô ta có thể được thanh toán tổng số tiề.n khoảng 3,5 tỷ đồng.

Một vụ án khác liên quan đến số tiề.n bảo hiểm chi trả cho người đã mất. Năm 2024, Nguyễn Thị Hồng Bích (SN 1986, trú tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) cũng bị cáo buộc sá.t hạ.i những người thân trong gia đình và sau đó nhận 800 triệu đồng tiề.n bảo hiểm.

Những vụ việc trên gây xôn xao dư luận trong thời gian dài.

Luật sư Đặng Xuân Cường – Trưởng ban Hình sự, TAT Law Firm cho biết, một cá nhân cố tình tước đoạt mạng sống của người thân để nhận tiề.n bảo hiểm, hành vi này trước tiên cấu thành tội giế.t ngườ.i theo Điều 123 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, người đó có thể bị xem xét thêm về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213 BLHS) nếu có hành vi lừa dối để chiếm đoạt tiề.n từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Tội giế.t ngườ.i có khung hình phạt cao nhất là t.ử hìn.h. Gian lận bảo hiểm có thể bị phạt tới 7 năm tù nếu số tiề.n trục lợi lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, luật sư Cường cũng nhấn mạnh, trục lợi bảo hiểm không phải là chuyện hiếm. Trên thực tế, đã có nhiều vụ việc như dàn dựng ta.i nạ.n, làm giả hồ sơ y tế, cố tình gây hư hại tài sản… để được bồi thường bảo hiểm. Tuy nhiên, giế.t ngườ.i thân để trục lợi bảo hiểm là hành vi cực đoan và phi nhân tính nhất.

Bài viết liên quan  11 lợi ích của nước đậu xanh với sức khoẻ

Luật sư Đặng Xuân Cường.

Bên cạnh đó, luật sư Cường cũng chia sẻ, hệ thống bảo hiểm hiện nay đã có các cơ chế thẩm định, đối chiếu hồ sơ và từ chối chi trả trong trường hợp nghi ngờ có gian lận. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào mức độ hợp tác của cơ quan điều tra và khả năng xác minh của đơn vị bảo hiểm.

Đặc biệt, với trường hợp người mua bảo hiểm đứng tên con cái, nếu không có ràng buộc đạo đức mà chỉ vì mục đích tài chính, đây là một lỗ hổng đáng lo ngại. Do đó, ngoài việc xử lý hậu quả sau khi xảy ra vụ việc, các công ty bảo hiểm cần rà soát kỹ đối tượng thụ hưởng, nâng cao tiêu chí xét duyệt và phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong các trường hợp nghi vấn.

Luật sư Cường cũng đán.h giá, trục lợi bảo hiểm là hành vi gian lận nguy hiểm và khi gắn liền với tội ác nó trở thành một mối đ.e dọ.a nghiêm trọng đối với xã hội.

Hệ thống pháp luật, các doanh nghiệp bảo hiểm, truyền thông và cộng đồng cần có cái nhìn toàn diện hơn để tăng cường phòng ngừa – không chỉ bằng chế tài pháp lý mà còn thông qua giáo dục, kiểm soát rủi ro và củng cố đạo đức xã hội.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/lay-40-trieu-di-tra-no-roi-dung-hien-truong-gia-bi-trom-ket-sat-20250414i7419978/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDE0fDE3OjM0OjM2