Ôi trời ơi: 33.000 giáo viên không đạt chuẩn, quá kinhkhung

Ôi trời ơi: 33.000 giáo viên không đạt chuẩn, quá kinhkhung
Ôi trời ơi: 33.000 giáo viên không đạt chuẩn, quá kinhkhung

Hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Chuyện giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn… là những tin tức giáo dục nổi bật.

Hơn 1,1 triệu thí sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6 với hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi, chưa kể thí sinh tự do. Giai đoạn đăng ký dự thi chính thức diễn ra từ 21 – 28.4, trước đó có 4 ngày để học sinh đăng ký thử. Kỳ thi gồm 4 môn: Toán và Ngữ văn bắt buộc, 2 môn còn lại thí sinh được tự chọn.

Lớp học “chạy” là một phương pháp dạy và học đang được nhiều trường THPT tại TPHCM áp dụng trong năm học này. Theo mô hình này, ngoài các môn học bắt buộc, học sinh sẽ di chuyển giữa các lớp để học những môn tự chọn theo sở thích. Mỗi học sinh có thể đăng ký 2-3 môn tự chọn phù hợp với nguyện vọng cá nhân, từ đó hình thành các tổ hợp môn học linh hoạt, giúp các em chủ động hơn trong việc định hướng nghề nghiệp và phát triển năng lực.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tinh thần kỳ thi là giảm áp lực, nghiêm túc và công bằng. Ông yêu cầu các trường dạy học hiệu quả, tổ chức thi thử nghiêm túc và phổ biến rõ điểm mới của kỳ thi để học sinh và phụ huynh nắm bắt. Ngoài ra, ông cảnh báo việc rò rỉ đề thi là vi phạm nghiêm trọng và có thể bị xử lý hình sự. Xem thêm…
Học sinh lớp 12 tại TPHCM trong một tiết học. Ảnh: Chân Phúc
Nhiều học sinh ở TPHCM mệt mỏi khi học thêm về muộn sau 20h

Bài viết liên quan  Người xưa dặn dò: 'Có bạc thì đeo có vàng nên cất'. Vì sao

Nhiều học sinh lớp 12 tại TP.HCM than phiền mệt mỏi do lịch học thêm dày đặc, thường kết thúc sau 20h. Một số em học tới 4 môn như Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh, phải về nhà muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ huynh cũng chia sẻ mong muốn giảm áp lực học thêm cho con.
Học sinh TPHCM tại một lớp học thêm. Ảnh: Chân Phúc
Trước thực trạng này, Sở GD&ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo quy định không tổ chức dạy thêm sau 20h. Lý do là học sinh đã học ở trường với 2 buổi/ngày, kết hợp việc kẹt xe và thời gian di chuyển khiến các em không có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Các chuyên gia và cán bộ giáo dục cho rằng đề xuất này là hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh và hiệu quả học tập, đồng thời giúp học sinh dành thời gian bên gia đình. Xem thêm…

Chuyện giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn

Tình trạng bạo hành trẻ mầm non tiếp diễn trong những ngày gần đây gây bức xúc dư luận. Gần nhất là hai vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Quảng Nam và TP Hải Phòng cho thấy sự thiếu chuẩn mực trong hành vi và nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên mầm non, đặc biệt tại các cơ sở ngoài công lập.
Công an Quảng Nam làm việc với giáo viên mầm non có hành vi bạo hành trẻ mầm non gây phẫn nộ. Ảnh: Công an cung cấp
Thực tế, cả nước còn hơn 33.000 giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019. Riêng tại các cơ sở tư thục, hơn 16.000 giáo viên chỉ mới đạt trình độ trung cấp theo chuẩn cũ. Việc thiếu hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng chuẩn cũng là một rào cản lớn trong việc cải thiện chất lượng đội ngũ.

Bài viết liên quan  Thương tâm: Một sinh viên t uv ong trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội)

“Chuẩn” giáo viên không chỉ là bằng cấp mà còn bao gồm cả hành vi, đạo đức, và nghiệp vụ chăm sóc trẻ. Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý mầm non tại đô thị và khu công nghiệp sẽ được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên. Việc chuẩn hóa giáo viên mầm non cần được thực hiện khẩn trương để đảm bảo an toàn và chất lượng giáo dục cho trẻ nhỏ. Xem thêm…

Quảng Ninh có thêm gần 1.000 cơ sở dạy thêm sau Thông tư 29

Từ đầu năm 2025, Quảng Ninh có gần 1.000 cơ sở dạy thêm ngoài công lập đăng ký thành lập, trong đó TP Hạ Long dẫn đầu với 293 cơ sở. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các địa phương rất lớn, một số huyện như Bình Liêu, Đầm Hà, Ba Chẽ chỉ có dưới 10 cơ sở. Các cơ sở này phần lớn mới đăng ký và chưa hoạt động nên chưa thống kê được số giáo viên tham gia giảng dạy.
Các trường công lập ở Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm và học thêm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hiện tỉnh Quảng Ninh đang chờ UBND tỉnh ban hành Quy định chính thức về dạy thêm, học thêm trong tuần này. Dự thảo đã được lấy ý kiến rộng rãi và đang trong quá trình thẩm định. Theo Thông tư 29, các trường tiểu học công lập không được tổ chức dạy thêm, còn THCS và THPT chỉ được dạy miễn phí cho học sinh giỏi, học sinh yếu, và học sinh ôn thi.

Bài viết liên quan  Giá vàng trưa 25/3: Trời ơi, mới mua sáng nay giờ đã chạm đáy rồi, cả đời tiết kiệm giờ trắng tay rồi trời ơi…

Nhằm nâng cao chất lượng và hỗ trợ tài chính cho học sinh, Sở GD&ĐT Quảng Ninh đang phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường công lập, theo chỉ đạo tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2.2025