Tin buồn: Lại thêm một NSND huyền thoại quadoi, khán giả cả nước bật khóc, không ai chưa từng xem phim của ông

Tin buồn: Lại thêm một NSND huyền thoại quadoi, khán giả cả nước bật khóc, không ai chưa từng xem phim của ông
Tin buồn: Lại thêm một NSND huyền thoại quadoi, khán giả cả nước bật khóc, không ai chưa từng xem phim của ông

(Dân trí) – NSND Bành Bắc Hải, người được mệnh danh là “phù thủy âm thanh”, đạo diễn âm thanh của hàng loạt phim điện ảnh nổi tiếng, vừa qua đời, hưởng thọ 67 tuổi.

Bà Bành Mai Phương – chị họ của NSND Bành Bắc Hải – thông tin với phóng viên Dân trí, ông qua đời lúc 4h15 ngày 5/4 tại Hà Nội, sau gần 10 năm kiên cường chống chọi với bệnh ung thư.

Sự ra đi của NSND Bành Bắc Hải không chỉ là mất mát lớn cho điện ảnh Việt Nam, mà còn khép lại một hành trình cống hiến đầy tâm huyết của một nghệ sĩ đã dành cả đời để thổi hồn cho từng thước phim bằng âm thanh.
NSND Bành Bắc Hải (Ảnh: Facebook Bành Bắc Hải).

Trước thông tin ông qua đời, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết, lòng bà nặng trĩu nỗi buồn và niềm thương xót. Bành Bắc Hải từng là bạn học cùng bà thời ở Nga, từng miệt mài nghiên cứu kỹ thuật điện ảnh tại Leningrad (nay là Saint Petersburg).

“Xót xa thay, em đã phải ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo. Tiếc cho một tài năng âm thanh xuất sắc của Hãng Phim truyện Việt Nam, một người đã làm rạng rỡ điện ảnh phía Bắc”, biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát bày tỏ.

Với bà, Bành Bắc Hải là một người em kiên cường và luôn vui vẻ. Ông không chỉ là nhà làm âm thanh xuất sắc mà còn là tấm gương về sự lạc quan và tận tụy với nghề, ngay cả khi đối mặt với bệnh tật.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nói: “Bành Bắc Hải không chỉ giỏi về kỹ thuật âm thanh mà còn mang trái tim của một nghệ sĩ thực thụ. Mỗi bộ phim có bàn tay em chạm đến, âm thanh đều trở nên sống động, giàu cảm xúc. Tôi thật may mắn khi từng làm việc cùng Hải trong vài dự án. Giao phó phần âm thanh cho em, tôi luôn cảm thấy yên tâm tuyệt đối”.

Bài viết liên quan  Vàng có diễn biến lạ: Giá bán ra trong nước bất ngờ ngang giá thế giới

NSND Lý Thái Dũng, một nhà quay phim kỳ cựu, người từng có nhiều năm gắn bó và hợp tác với NSND Bành Bắc Hải, đặc biệt trong bộ phim Đừng đốt, đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc về đồng nghiệp.

Ông cho biết, cố nghệ sĩ Bành Bắc Hải đã bước chân vào nghề từ rất sớm, thời kỳ điện ảnh Việt Nam còn sử dụng công nghệ âm thanh analog.

Nhờ được đào tạo bài bản tại Liên Xô, Bành Bắc Hải nhanh chóng thích ứng và làm chủ các công nghệ âm thanh kỹ thuật số hiện đại, điều này đã được giới chuyên môn đánh giá cao.

NSND Lý Thái Dũng nhấn mạnh: “Số lượng phim điện ảnh, truyền hình, hoạt hình và cả phim tài liệu mà NSND Bành Bắc Hải tham gia rất đồ sộ, cỡ 500-700 tập phim, tác phẩm. Ông rất giỏi, tự học hỏi rất nhanh các công nghệ âm thanh kỹ thuật số để đạt đến tiệm cận trình độ của quốc tế”.

Ngoài ra, ông Lý Thái Dũng còn ghi nhận vai trò tiên phong của NSND Bành Bắc Hải trong việc xây dựng nền móng cho Khoa Âm thanh và dựng phim của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.

Ông cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều hạn chế về công nghệ, phương tiện và công tác đào tạo, những đóng góp của cố nghệ sĩ là vô cùng quan trọng. NSND Lý Thái Dũng khẳng định: “Ông đã là một đồng nghiệp tuyệt vời của các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam”.
Ông Bành Bắc Hải (thứ 3, hàng 2 từ trên xuống) năm 1976 trước khi đi Liên Xô học (Ảnh: Gia đình cung cấp).

Bài viết liên quan  Loại rau đứng đầu danh sách “vua hạ i gan”, còn ăn đừng trách gan sớm hỏng

Nhà biên kịch Bành Mai Phương – chị gái họ của NSND Bành Bắc Hải – nghẹn ngào bày tỏ nỗi đau mất mát. Trái tim bà như thắt lại trước sự ra đi của người em thân yêu. Bà và Bành Bắc Hải đã cùng nhau lớn lên, cùng làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê), chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

“Em từng làm âm thanh cho một số phim truyện do chị viết kịch bản hoặc biên tập nhưng chỉ đến phim tài liệu Sinh năm 1972, chị em mình mới chính thức hợp tác.

Mọi thứ phim có được cũng nhờ công sức của em. Giờ thì chị không còn cơ hội nhờ em giúp đỡ được nữa. Việc lớn việc nhỏ gì cũng “cậu ơi giúp chị”. Đến cái chân dung đăng kỷ yếu cũng “hành” em chỉnh sửa rồi chọn hộ. Kỷ yếu chưa in mà giờ em ở nơi nào”, bà Phương xót xa.

NSND Bành Bắc Hải là tên tuổi lẫy lừng trong lĩnh vực âm thanh phim Việt Nam, với sự nghiệp kéo dài từ những năm 1980 đến tận ngày cuối đời.

Ông là người đứng sau hàng loạt tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Tết này ai đến xông nhà (2001) của NSND Trần Lực, Sống trong sợ hãi (2005) của Bùi Thạc Chuyên, Đừng đốt (2009) của NSND Đặng Nhật Minh, Mùi cỏ cháy (2012) của NSƯT Nguyễn Hữu Mười, Cuộc đời của Yến (2016) của Đinh Tuấn Vũ, đến Đào, Phở và Piano (2024) của NSƯT Phi Tiến Sơn…

Những giải thưởng danh giá như Cánh diều vàng và Bông sen vàng mà ông nhận được không chỉ là minh chứng cho tài năng, mà còn là sự ghi nhận cho khả năng biến âm thanh thành ngôn ngữ kể chuyện đầy cảm xúc của ông.

Bài viết liên quan  Cảnh báo mua vàng trên mạng: Trả tiền thật, nhận vàng giả

Không dừng lại ở phim truyện, NSND Bành Bắc Hải còn để lại dấu ấn trong hàng trăm tập phim truyền hình, hoạt hình và tài liệu.

Trong đó, loạt phim Bình minh phía trước (2022) của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, tái hiện cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, là một trong những tác phẩm đáng chú ý.

Với NSND Bành Bắc Hải, âm thanh không chỉ là kỹ thuật mà còn là hơi thở của phim, là cách để truyền tải tinh thần của câu chuyện đến khán giả.

Chính vì thế, biệt danh “phù thủy âm thanh” mà đồng nghiệp đặt cho ông không hề là sự phóng đại, mà là lời tri ân dành cho một người nghệ sĩ luôn tìm tòi, sáng tạo không ngừng.

NSND Bành Bắc Hải không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa mà còn là biểu tượng của tinh thần cống hiến. Sự ra đi của ông là mất mát không gì bù đắp được, nhưng những âm thanh ông để lại, từ tiếng gió rít trong Mùi cỏ cháy đến không khí hào hùng trong Bình minh phía trước, sẽ mãi vang vọng trong ký ức khán giả.

Ông là minh chứng sống động cho câu nói: “Nghệ thuật chân chính không chỉ là tài năng, mà còn là trái tim đặt trọn vào từng tác phẩm”.

NSND Bành Bắc Hải sinh ngày 4/9/1958 tại Bắc Giang. Ông được gọi là “phù thủy âm thanh” với những lần chiến thắng giải “Thiết kế âm thanh xuất sắc” tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và giải Cánh diều. Năm 2016, ông được trao tặng danh hiệu NSND.