Tin vui: Cán bộ, công chức nghỉ hưu trước 1/7/2025 có thể nhận trợ cấp lên đến 60 tháng lương

Tin vui: Cán bộ, công chức nghỉ hưu trước 1/7/2025 có thể nhận trợ cấp lên đến 60 tháng lương
Tin vui: Cán bộ, công chức nghỉ hưu trước 1/7/2025 có thể nhận trợ cấp lên đến 60 tháng lương

Ngày 14/05/2025 Thời báo Văn học Nghệ thuật đưa tin “Tin vui: Cán bộ, công chức nghỉ hưu trước 1/7/2025 có thể nhận trợ cấp lên đến 60 tháng lương” nội dung chính như sau:

Chính sách đặc biệt cho người nghỉ hưu trước tuổi

Theo Thông tư 01/2025/TT-BNV (sửa đổi tại Thông tư 002/2025/TT-BNV) và Nghị định 178/2024/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 67/2025/NĐ-CP), các nhóm cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng điều kiện có thể nghỉ hưu trước tuổi mà vẫn được hưởng nguyên mức lương hưu, đồng thời nhận trợ cấp một lần đáng kể.

Các nhóm đối tượng được áp dụng chính sách này bao gồm:

Người giữ chức vụ lãnh đạo có nguyện vọng nghỉ để tái cơ cấu tổ chức; Công chức, viên chức, lực lượng vũ trang còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu; Người làm việc tại các hội, tổ chức được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, bị ảnh hưởng do sáp nhập; Cán bộ không đủ điều kiện tái cử hoặc tái bổ nhiệm, nghỉ trước tuổi từ 30 tháng đến dưới 5 năm.

Điều kiện và mức hưởng cụ thể

Cán bộ, công chức có đủ từ 20 năm công tác và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ được nhận ba khoản trợ cấp chính nếu nghỉ hưu trước tuổi:

Trợ cấp theo số năm nghỉ sớm:

Nếu còn từ 2 đến dưới 5 năm so với tuổi nghỉ hưu: được trợ cấp 5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ sớm. Nếu còn trên 5 đến 10 năm: mức trợ cấp là 4 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ sớm. Trợ cấp theo thời gian công tác: 5 tháng lương cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, mỗi năm sẽ được trợ cấp thêm 0,5 tháng lương hiện hưởng.

Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

Nếu nghỉ sớm trong vòng 12 tháng đầu tiên: mức trợ cấp là 1 tháng lương cho mỗi tháng nghỉ sớm. Từ tháng thứ 13 trở đi: mức hưởng giảm còn 0,5 tháng lương cho mỗi tháng nghỉ sớm.

Như vậy, tổng cộng người nghỉ hưu trước tuổi có thể nhận lên tới 60 tháng lương, tùy theo thời gian nghỉ sớm và số năm đóng BHXH.

Trường hợp đặc biệt: Người làm việc trong môi trường độc hại

Ngoài các trường hợp thông thường, những người có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng ưu đãi tương tự. Họ không bị trừ tỷ lệ lương hưu dù nghỉ trước tuổi và vẫn được nhận trợ cấp theo năm công tác cũng như số năm nghỉ sớm.

Ví dụ cách tính trợ cấp

Một cán bộ nam có 27 năm đóng BHXH, hiện 58 tuổi (nghỉ trước 2 năm so với tuổi nghỉ hưu), có mức lương tháng hiện hưởng là 10 triệu đồng, sẽ được hưởng:

Trợ cấp theo năm nghỉ sớm: 2 năm x 5 tháng x 10 triệu = 100 triệu đồng.

Trợ cấp theo thời gian công tác:

20 năm đầu: 5 tháng x 10 triệu = 50 triệu đồng. 7 năm tiếp theo: 7 x 0,5 tháng x 10 triệu = 35 triệu đồng.→ Tổng: 85 triệu đồng. Trợ cấp hưu trí một lần: 24 tháng nghỉ sớm x 1 tháng x 10 triệu = 240 triệu đồng.

→ Tổng cộng trợ cấp nhận được: 100 + 85 + 240 = 425 triệu đồng.

Những điểm cần lưu ý

Người nghỉ hưu sớm sẽ không bị giảm trừ lương hưu nếu thuộc các trường hợp quy định.

Cần hoàn tất hồ sơ đề nghị nghỉ hưu trước ngày 1/7/2025 để được xét hưởng đầy đủ chính sách.

Mức trợ cấp được tính theo lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu nên người lao động cần theo dõi các đợt tăng lương trong thời gian tới.

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định 67 đang mở ra cơ hội lớn cho cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ hưu sớm mà vẫn đảm bảo tài chính và quyền lợi. Với tổng trợ cấp có thể lên đến 60 tháng lương, đây được coi là bước đi hỗ trợ tích cực trong quá trình tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy hành chính nhà nước.

Trước đó, báo Đời sống &Pháp luật đưa tin “Tin vui: Trước ngày 1/7, một đối tượng nghỉ hưu trước tuổi có thể được nhận trợ cấp lên tới 60 tháng lương” nội dung chính như sau:Trước 1/7/2025 cán bộ, công chức có 20 năm công tác, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng hàng loạt chế độ ưu đãi. Ai được hưởng lương hưu tới 75% khi nghỉ hưu trước tuổi? Nguồn kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ đâu? Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là bao nhiêu?

Bài viết liên quan  Bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi cơm: Thật ngạc nhiên về kết quả khi cơm chín

Nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178: Trường hợp nào được hưởng thêm trợ cấp?

Theo Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 002/2025/TT-BNV) thì nhóm đối tượng được nghỉ hưu sớm gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng nghỉ để tạo điều kiện cơ cấu lại tổ chức;

– Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu, không chịu tác động trực tiếp của sắp xếp bộ máy nhưng cần tinh giản để nâng cao chất lượng đội ngũ;

– Người làm việc theo chỉ tiêu biên chế tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ bị ảnh hưởng bởi việc sáp nhập tổ chức;

– Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có nguyện vọng nghỉ trước tuổi từ 30 tháng đến dưới 5 năm so với tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, cũng giống những người nghỉ hưu theo chế độ thông thường, người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) sẽ được hưởng trợ cấp một lần nếu có thời gian đóng BHXH vượt mức quy định để được hưởng lương hưu tối đa 75% mức bình quân tiền lương.

Cụ thể, để được hưởng mức lương hưu tối đa, lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 30 năm, lao động nam có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 35 năm.

Theo đó, mức trợ cấp tương ứng là 0,5 tháng lương bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm vượt.

 Trước 1/7/2025 cán bộ công chức có 20 năm công tác đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp thế nào?

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định cán bộ công chức viên chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:

– Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

+ Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

– Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Bài viết liên quan  Nếu cha mẹ có 3 biểu hiện này thì họ sắp ra đi, con cháu hãy ở bên cạnh nhiều hơn

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

+ Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

– Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

+Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

– Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

– Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Bài viết liên quan  Tin vui: Hàng triệu người có bằng Đại học chuẩn bị đón nhận điều này

Theo đó trước 01/7/2025 cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Cách tính trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

Theo Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV quy định, trong thời gian thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ hưu trước tuổi nếu đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng đồng thời 04 khoản tiền sau:

– Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm

– Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm

– Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc

– Tiền lương hưu

Theo đó, 03 khoản trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, sẽ được tính như sau:

Thứ nhất: Trường hợp tuổi đời còn từ đủ 2 năm – 5 năm cho đến tuổi nghỉ hưu

Theo quy định điểm a, điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cán bộ, công chức và người lao động được hưởng 3 khoản trợ cấp sau:

1. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm

Trường hợp nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm.

Trường hợp nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm

2.Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 5 x Số tháng nghỉ sớm.

3. Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc

Trường hợp 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng. Với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Công thức cụ thể:

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi

Thứ hai: Trường hợp có tuổi đời còn trên 5 năm – đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu

Theo quy định điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cán bộ, công chức và người lao động được hưởng 3 khoản trợ cấp sau:

1. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm. Trong đó:

Trường hợp nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 0,9 x 60 tháng.

Trường hợp nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 0,45 x 60 tháng.

2. Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm:

Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) thì được hưởng 4 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 4 x Số năm nghỉ sớm

3. Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc:

Trường hợp 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc thì được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi.

Thứ ba: Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu

Căn cứ Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024 quy định, trường hợp có tuổi đời còn ít hơn 2 năm mới đến tuổi nghỉ hưu – được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ.

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm.