Tin vui: Mỹ hoãn thuế đối ứng với riêng Việt Nam? cả thế giới m-éo mặt

Tin vui: Mỹ hoãn thuế đối ứng với riêng Việt Nam? cả thế giới m-éo mặt
Tin vui: Mỹ hoãn thuế đối ứng với riêng Việt Nam? cả thế giới m-éo mặt

 Chuyên gia cho rằng việc Mỹ hoãn áp thuế đối ứng là cơ hội cho cả Mỹ và Việt Nam đàm phán tìm tiếng nói chung, hướng tới phát triển quan hệ song phương không chỉ về kinh tế mà còn về địa chính trị.

Những ngày qua, kinh tế toàn cầu đối mặt với cú sốc lớn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2-4 công bố áp thuế đối ứng với hơn 100 nền kinh tế trên toàn cầu. Mức thuế đối ứng cơ bản 10% đã có hiệu lực từ ngày 6-4. Các mức thuế cao hơn sẽ có hiệu lực từ ngày 9-4 (theo giờ Mỹ).

Tuy nhiên, Mỹ vẫn để mở khả năng đàm phán với các nước để điều chỉnh mức thuế này. Ngày 6-4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent nói rằng hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để khởi động đàm phán thương mại.
Một công ty may mặc tại Hà Nội. Ảnh: AFP
Là quốc gia bị chính quyền ông Trump công bố có thể chịu mức thuế đối ứng lên đến 46%, Việt Nam (VN) ngay lập tức tiến hành làm việc với phía Mỹ nhằm tháo gỡ những vướng mắc giữa hai bên liên quan đến vấn đề thuế quan.

Tối 7-4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành có liên quan tập trung chuẩn bị hồ sơ cho đoàn VN đến Mỹ đàm phán. Theo đó, VN đề nghị Mỹ hoãn việc thực hiện áp thuế đối ứng đối với VN ít nhất 45 ngày để có cơ sở, điều kiện, chuẩn bị chuyển tiếp trạng thái.

Báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với GS David Dapice, chuyên gia kinh tế tại ĐH Tufts (Mỹ) và GS Carlyle A. Thayer, chuyên gia nghiên cứu VN tại ĐH New South Wales (Úc), để làm rõ tầm quan trọng của việc hoãn áp thuế đối ứng với cả VN và Mỹ.

Nguyên nhân sâu xa của việc Mỹ áp thuế đối ứng hàng loạt

Về nguyên nhân sâu xa dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng quyết liệt, GS Dapice lý giải rằng hệ thống tài chính Mỹ – với đồng USD là tiền tệ dự trữ toàn cầu – tạo ra một vòng lặp khiến Mỹ luôn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Theo vị chuyên gia, kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ gia tăng nhập khẩu từ châu Á và ngày càng cung ứng đồng USD như một đồng tiền quốc tế. Cộng thêm chính sách tài khóa ít thắt chặt, Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại hàng hóa kể từ giữa thập niên 1970.
GS David Dapice, chuyên gia kinh tế tại ĐH Tufts (Mỹ). Nguồn: TUFTS UNIVERSITY
“Tổng thống Trump xem khoản thâm hụt thương mại này là biểu hiện của một ‘hệ thống bị thao túng’ và ông dùng thuế quan như công cụ điều chỉnh” – GS Dapice nêu quan điểm.

Bài viết liên quan  Con trai 21 tuổi đổ xăng t.h.j.ê.u sống mẹ, không cho hàng xóm dập lửa: Toàn bộ sự việc thế nào

Khi công bố áp thuế đối ứng lên hàng hóa VN, Tổng thống Trump cho rằng VN đang áp thuế 90% lên hàng hóa Mỹ nên Mỹ sẽ đáp lại bằng mức thuế 46%. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tính toán mức áp thuế thực tế, GS Dapice cho rằng thuế nhập khẩu của VN chỉ ở mức một chữ số (tức chưa tới 10% chứ không phải 90% – PV) và không phải là nguyên nhân chính khiến lượng hàng Mỹ vào VN còn thấp.

“Thực tế có thể thấy VN đã và đang nỗ lực gia tăng nhập khẩu hàng Mỹ nhưng lượng nhập khẩu hiện chỉ bằng khoảng 1/10 lượng xuất khẩu. Cần lưu ý rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với VN thực chất phản ánh sự mất cân bằng trong thương mại giữa Mỹ và cả châu Á – hàm lượng nội địa trong các sản phẩm như điện thoại thông minh xuất khẩu từ VN sang Mỹ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ” – theo GS Dapice.

“VN không có kế hoạch đổ hàng vào thị trường Mỹ, mà chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhiều khi đến từ các công ty Mỹ như Nike, đã thúc đẩy sự gia tăng xuất khẩu” – ông Dapice nói thêm.

Cần hoãn áp thuế đối ứng vì lợi ích song phương

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia quốc tế đều nhất trí rằng việc hoãn thời gian áp dụng thuế đối ứng sẽ có lợi cho cả VN và Mỹ.

“Thời điểm áp thuế đang cận kề, dự kiến bắt đầu từ ngày 9-4. Việc kéo dài thêm từ một đến ba tháng sẽ tạo dư địa đàm phán cần thiết cho cả hai bên và gây áp lực buộc các bên phải hành động nhanh chóng” – GS Carlyle A. Thayer nói, đồng thời cho rằng khoảng thời gian trì hoãn thuế đối ứng dù ngắn nhưng “có thể giúp tái lập lòng tin, tạo điều kiện đạt được một thỏa thuận thương mại song phương phản ánh lợi ích hai chiều”.

“Trì hoãn áp thuế đối ứng có thể được xem là tín hiệu tích cực cho thấy Mỹ vẫn cam kết với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam” – GS Thayer cho hay.

GS Carlyle A. Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam tại ĐH New South Wales (Úc). Ảnh: NVCC
GS Dapice thì chỉ ra rằng trong chính quyền Mỹ, một số tiếng nói từ đảng Cộng hòa muốn thúc đẩy thỏa thuận với VN vì thuế quan cao sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ chịu thiệt thòi, cũng như muốn thúc đẩy những mục tiêu hợp tác địa chính trị với VN. Bên cạnh đó, cũng có một nhóm cứng rắn lập luận rằng “cần duy trì thuế để giảm thâm hụt thương mại”.

Bài viết liên quan  Bắt Hiền ‘chợ’ chuyên ‘lùa gà’ hàng trăm tỷ đồng

Từ đó, GS Dapice cho rằng hoãn áp thuế đối ứng là cơ hội để các nhóm trong nội bộ chính quyền Mỹ có thêm thời gian đàm phán. “Dĩ nhiên quyết định sau cùng vẫn nằm trong tay Tổng thống Trump. Tôi tin rằng ông Trump có thiện cảm với VN và có thể lựa chọn con đường mềm dẻo hơn, dù chưa thể đoán định cụ thể hình hài của bất kỳ thỏa thuận nào” – vị chuyên gia lưu ý.

Xét đến chuỗi cung ứng, GS Dapice cho biết Mỹ đang đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp thấp, đồng thời siết chặt nhập cư và đe dọa trục xuất hàng triệu lao động đã sinh sống tại Mỹ từ lâu. Nghĩa là ngay cả với sự hỗ trợ từ robot, Mỹ cũng không có lực lượng lao động dồi dào sẵn sàng may quần áo hay giày dép.

“Mỹ có thể chọn hoặc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng với mức thuế cao hoặc đàm phán để duy trì chi phí sản xuất ở mức hợp lý. Trong bối cảnh bất định hiện nay, khó có khả năng các nhà đầu tư sẽ đổ hàng tỉ USD vào việc xây dựng nhà máy giày dép, may mặc tại Mỹ” – GS Dapice bổ sung.

“Vì vậy, nếu Quốc hội Mỹ có thể bảo vệ quan điểm giảm tác động lên giá tiêu dùng thì việc trì hoãn áp thuế rõ ràng là hợp lý cả về mặt chính trị lẫn kinh tế” – GS Dapice gợi ý.

GS Thayer cũng nói thêm luật pháp Mỹ quy định chính quyền mới phải trình chiến lược an ninh quốc gia lên Quốc hội trong vòng 150 ngày kể từ khi nhậm chức (thời gian có thể điều chỉnh). Việc soạn thảo chiến lược buộc các quan chức cấp cao Mỹ phải suy nghĩ tổng thể, vượt lên khỏi những tranh cãi hiện tại như thuế quan. Họ cần kết hợp các yếu tố kinh tế, an ninh, chính trị và đối ngoại vào một bản kế hoạch chung.

“Quá trình xây dựng chiến lược an ninh quốc gia sẽ buộc Washington phải nhìn nhận vấn đề trong bức tranh lớn hơn. Trong bối cảnh đó, việc duy trì và làm sâu sắc quan hệ với VN hoàn toàn phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Đối tác chiến lược toàn diện là nền tảng lý tưởng, bởi hai nước đã nhất trí hợp tác trên chín lĩnh vực then chốt là chính trị – ngoại giao, thương mại – kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, môi trường – y tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, quốc phòng – an ninh, nhân quyền và văn hóa – du lịch – thể thao” – theo GS Thayer.

Bài viết liên quan  Có cần rút phích nồi cơm điện sau khi cơm chín?

VN đang xử lý vấn đề thuế quan của Mỹ một cách rất khéo léo khi kêu gọi trì hoãn, tranh thủ thời gian để đạt được một thỏa thuận với Mỹ trong khi vẫn bảo vệ được nền kinh tế khỏi những tác động xấu nhất.

GS DAVID DAPICE, chuyên gia kinh tế tại ĐH Tufts (Mỹ)

Còn dư địa để hai bên tiến tới một thỏa thuận

Theo GS Thayer, VN đã có những bước đi thực chất để thúc đẩy quan hệ thương mại với Mỹ. Ngày 31-3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP nhằm cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu với 23 nhóm hàng từ Mỹ, bao gồm khí hóa lỏng (LNG) và ô tô.

Vị chuyên gia cho rằng một thỏa thuận thương mại mới nên tập trung xử lý những quan ngại từ phía đại diện thương mại Mỹ (USTR) cũng như cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại VN, đặc biệt là các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Các vấn đề kỹ thuật có thể đưa vào đàm phán gồm: Tỉ giá hối đoái, lãi suất, thuế suất, tín dụng, phí thương mại, ưu đãi đầu tư, thuế đối với tôm và cá ngừ của Mỹ, sở hữu trí tuệ và bản quyền, kiểm dịch sinh học…

GS Dapice chỉ ra rằng VN những năm qua đã từng bước khắc phục những lo ngại từ phía Mỹ, bao gồm việc Bộ Tài chính Mỹ cho rằng tiền đồng của VN bị định giá thấp, VN cũng đã phối hợp kiểm soát những cơ sở núp bóng, gắn nhãn hàng nước ngoài thành hàng “Made in Vietnam”.

Cũng theo vị chuyên gia này, VN đang khát vọng bứt phá về công nghệ và các tập đoàn như Amazon, Microsoft hay Google cũng đang cân nhắc đầu tư trung tâm dữ liệu tại VN. Tuy nhiên, hiện VN chỉ thu hút được 5%-10% lượng vốn đầu tư trung tâm dữ liệu so với Malaysia – một khoảng cách quá xa. Nếu VN áp dụng các quy định về dữ liệu tương tự Malaysia và đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng an toàn, hàng tỉ USD có thể đổ vào các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI), hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong nước.

GS Dapice cho biết thêm Mỹ hiện đã triển khai các chương trình đào tạo về khoa học máy tính, AI cho VN và các chương trình này hoàn toàn có thể được nâng cấp nếu dòng vốn đầu tư từ Mỹ gia tăng.•