
Cho rằng đã ra trường nhiều chục năm mà vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp, một người đàn ông đã khởi kiện Đại học Kinh tế quốc dân, ban đầu đòi bồi thường hơn 36 tỉ, sau đó nâng lên gần 44 tỉ đồng.
Ngày 6.5, TAND Q.Hai Bà Trưng ( Hà Nội) mở phiên tòa xét xử vụ kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, giữa nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (65 tuổ.i) và bị đơn là Đại học Kinh tế quốc dân.
Phiên tòa dự kiến diễn ra hôm 9.4, song phải hoãn vì phía nguyên đơn không đảm bảo sức khỏe. Tại lần mở tòa này, Đại học Kinh tế quốc dân có 2 người đại diện theo ủy quyền.
Ông Dương Thế Hảo tại phiên tòa ngày 6.5. ẢNH: PHÚC BÌNH
Ra trường nhiều chục năm không được cấp bằng tốt nghiệp?
Theo trình bày của nguyên đơn, năm 1981, ông Hảo thi đậu khoa Kinh tế của Trường đại học Kinh tế kế hoạch (tiề.n thân của Đại học Kinh tế quốc dân ngày nay), khóa năm 1984.
Đến năm 1989, ông hoàn thành tất cả môn học, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp với số điểm đạt trở lên và được cấp giấy xác nhận đã thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ông chờ mãi vẫn không được cấp bằng.
Ông Hảo nhiều lần đến trường hỏi về chuyện bằng cấp, nhưng khi thì nhà trường bảo lãnh đạo đi vắng, chưa xin chữ ký được, khi lại nói hết phôi in, hoặc có lần không trả lời. Không có tấm bằng trong tay, ông Hảo không thể làm việc trong doanh nghiệp hay thăng tiến.
Ông cũng cho rằng đã nộp hồ sơ quân nhân, lý lịch quân nhân, quyết định xuất ngũ, địa chỉ tạm trú cho trường. Bằng tốt nghiệp chưa được cấp, toàn bộ hồ sơ gốc thì trường giữ lại khiến ông không thể làm thủ tục đăng ký kết hôn, làm tạm trú, khai sinh cho con…
Mãi đến năm 2004, ông Hảo mới được Đại học Kinh tế quốc dân cắt tạm trú tại trường, để đăng ký về Q.Hoàng Mai (Hà Nội), làm chứng minh nhân dân và đăng ký hộ khẩu.
3 năm sau, ông gửi đơn đến trường và được trường xác nhận không tìm thấy hồ sơ cá nhân, không thấy tên trong sổ cấp bằng tốt nghiệp đại học, chỉ thấy tên trong sổ điểm.
Ông Hảo quyết định khởi kiện và đến tháng 7.2019 thì trường giao bằng tốt nghiệp. Vì vậy, ông đã rút đơn. Nhưng một thời gian sau, ông Hảo tiếp tục đâ.m đơn khởi kiện trường, vì cho rằng mình ra trường năm 1989 nhưng bằng tốt nghiệp lại ghi năm 1995. Ông đề nghị trường cấp lại bằng, đồng thời yêu cầu bồi thường 36,7 tỉ đồng, sau đó tăng lên gần 44 tỉ đồng.
Khoản tiề.n này theo tính toán của ông gồm: mất thu nhập, gây tổn thất tinh thần, uy tín danh dự; mất cơ hội tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; mất quyền ứng cử, bầu cử, tham gia các tổ chức Đảng, chính quyền, quyền sở hữu và định đoạt các tài sản thiết yếu như ô tô, xe máy, nhà, đất; mất quyền tham gia thành lập và sở hữu, điều hành doanh nghiệp; chi phí liên quan đến gửi nuôi con, xin học, hàn gắn hôn nhân gia đình…
Video đang HOT
Đại diện Đại học Kinh tế quốc dân nói gì?
Trình bày quan điểm, đại diện Đại học Kinh tế quốc dân cho hay, năm 1989, ông Hảo có thi nhưng vi phạm quy chế nên bị hoãn công nhận tốt nghiệp. Đến năm 1994, trường làm thủ tục xét tốt nghiệp cho 19 sinh viên thuộc diện hoãn tốt nghiệp, 18 người đã liên hệ làm thủ tục, duy nhất ông Hảo chưa đến.
Mãi đến năm 2017, nguyên đơn mới có thư gửi hiệu trưởng đề nghị cấp bằng và lấy lại hồ sơ cá nhân. Nhận được thư, trường đã phân công nhân sự giải quyết.
Do việc tìm kiếm không hiệu quả, trường có văn bản trả lời ông Hảo, đưa giải pháp là sẽ xác nhận các thông tin cho ông Hảo gồm: ông là cựu sinh viên khóa 26 – 27, chấp nhận kết quả học tập theo bảng điểm, và xác nhận nhà trường không còn lưu trữ hồ sơ.
Năm 2018, ông Hảo khởi kiện. Quá trình giải quyết vụ án, nhà trường đã trao bằng tốt nghiệp cho ông Hảo, đồng thời đề nghị tạm dừng phiên tòa 1 tuần để tìm kiếm hồ sơ thêm 1 lần nữa.
Sau quá trình tìm kiếm “rất vất vả”, hồ sơ cá nhân của ông Hảo được tìm thấy ở một khe tủ và đã trao trả cho nguyên đơn. “Đây là lỗi khách quan bất khả kháng, nhà trường thay đổi trụ sở nhiều lần. Công tác lưu trữ quản lý nhà trường đã nỗ lực tối đa”, vị đại diện nói.
Vẫn theo vị đại diện, Đại học Kinh tế quốc dân không hề giữ bằng của nguyên đơn suốt 30 năm, vì thực tế đến năm 2019 mới cấp bằng. Khi nhận bằng và hồ sơ cá nhân, ông Hảo đã biết quyền lợi của mình có bị xâm phạm hay không, nhưng mãi đến năm 2024 mới khởi kiện, thời điểm này đã hết thời hiệu 3 năm.
Về số tiề.n ông Hảo đòi bồi thường gần 44 tỉ đồng, vị đại diện cho rằng không có căn cứ để chấp nhận. Bởi lẽ, nguyên đơn phải chứng minh được hành vi gây thiệt hại, thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này.
Ngừng phiên tòa
Đại diện viện kiểm sát cho biết, trong đơn khởi kiện ban đầu, ông Hảo yêu cầu bồi thường hơn 36 tỉ đồng, nhưng tại phiên tòa, ông thay đổi yêu cầu, nâng lên gần 44 tỉ đồng.
Kiểm sát viên đề nghị cho tạm ngừng phiên tòa để có thời gian nghiên cứu phần yêu cầu khởi kiện mới của nguyên đơn, đồng thời để bị đơn cung cấp thêm tài liệu, thông tin.
Sau khi xem xét, hội đồng xét xử nhận định chưa thể đán.h giá ngay được độ chính xác từ các tài liệu do nguyên đơn xuất trình. Do đó, hội đồng xét xử quyết định ngừng phiên tòa, đề nghị nguyên đơn làm rõ từng vấn đề, con số trong bảng yêu cầu bồi thường.
Ngày tiếp tục phiên tòa sẽ được thông báo sau.
Tòa bác yêu cầu đòi Công ty luật Baker & McKenzie xin lỗi, bồi thường
Theo tòa, nguyên đơn không chứng minh được Công ty luật Baker & McKenzie Việt Nam có hành vi cố ý xâm phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của mình và thiệt hại thực từ hành vi xâm phạm nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện.
Chiều 31.3, TAND Q.1 (TP.HCM) xử sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ tranh chấp bồi thường ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Thu Hà và bị đơn là Công ty luật TNHH Baker & McKenzie Việt Nam (gọi tắt Công ty Baker & McKenzie Việt Nam).
Tại phiên tòa ngày 26.3, bà Hà trình bày, Công ty Baker & McKenzie Việt Nam đã cung cấp dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh – nơi bà từng giữ chức Giám đốc Tài chính, khiến bà bị sa thải.
Nguyên đơn đưa chứng cứ số hóa để các bên tham gia tranh tụng tại phiên tòa ngày 26.3. ẢNH: PHAN THƯƠNG
Năm 2024, bản án có hiệu lực pháp luật của TAND TP.HCM xác định, Công ty Thiên Đỉnh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Hà là trái quy định, tuyên buộc phải bồi thường cho bà Hà 9,4 tỉ đồng.
Sau khi vụ án trên kết thúc, bà Hà kiện Công ty Baker & McKenzie Việt Nam, yêu cầu xin lỗi công khai, bồi thường tổn thất tinh thần 0 đồng, vì “công ty luật này đã có một số vi phạm pháp luật, vi phạm phạm vi hành nghề, tư vấn sai dẫn đến Công ty Thiên Đỉnh sa thải bà trái pháp luật, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp, danh dự của tôi”, bà Hà nêu.
Không chứng minh được hành vi cố ý xâm phạm và thiệt hại
Tuyên án, về tố tụng, bị đơn cho rằng nguyên đơn đã vi phạm thời hiệu khởi kiện. Theo tòa, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm kể từ thời điểm người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Diễn biến phiên tòa ngày 26.3. ẢNH: PHAN THƯƠNG
Tại tòa, nguyên đơn cho rằng nguyên đơn biết quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm kể từ ngày có bản án của TAND Q.10 (TP.HCM). Xét lời trình bày và bản án của TAND Q.10 ban hành tháng 9.2023, thì đến tháng 5.2024, nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, tức còn trong thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, yêu cầu của bị đơn về xét thời hiệu khởi kiện là không có căn cứ chấp nhận.
Về nội dung vụ án, xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín theo đơn khởi kiện của nguyên đơn chỉ phát sinh khi có các điều kiện quy định tại điều 584, điều 592 bộ luật Dân sự. Theo đó, điều kiện bồi thường thiệt hại là có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và hành vi đó là phải cố ý; thiệt hại đó phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi.
Về vấn đề nguyên đơn có hành vi cố ý xâm phạm nhân phẩm, uy tín của nguyên đơn hay không, HĐXX xét thấy, Công ty Baker & McKenzie Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, phạm vi hành nghề được quy định tại điều 70 luật Luật sư.
Trong đó, điều 70 luật Luật sư quy định, “chi nhánh, công ty luật nước ngoài được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam”.
HĐXX nhận định, giữa Công ty Thiên Đỉnh và Công ty Baker & McKenzie Việt Nam có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan tới tư vấn pháp luật lao động, rà soát pháp lý nội bộ và tư vấn các vấn đề khác.
Về việc nguyên đơn cho rằng Công ty Baker & McKenzie Việt Nam cử luật sư K.V.T và luật sư V.N.T.V tham gia tố tụng tại tòa án là vi phạm điều 70 luật Luật sư, HĐXX cho rằng, căn cứ vào tài liệu của Sở Tư pháp TP.HCM cung cấp, 2 luật sư K.V.T và luật sư V.N.T.V không có tên trong danh sách luật sư Việt Nam hoạt động tại Công ty Baker & McKenzie Việt Nam.
Phiên tòa được xét xử công khai, và TAND Q.1 áp dụng phiên tòa số hóa, toàn bộ tài liệu được số hóa và trình chiếu khi cần thiết nên rất nhiều người đến dự phiên tòa để học hỏi. ẢNH: PHAN THƯƠNG
“2 luật sư này là luật sư của Công ty luật TNHH Quốc tế BMVN. Vì vậy, việc nguyên đơn cho rằng Công ty Baker & McKenzie Việt Nam cử luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án tranh chấp giữa bà Hà và Công ty Thiên Đỉnh là không có căn cứ”, tòa nêu.
Tuy nhiên, HĐXX cũng đán.h giá, việc thông tin về các công ty thành viên, cố vấn, và luật sư liên kết đến Công ty Baker & McKenzie Việt Nam và các công ty luật khác trong cùng hệ thống quốc tế xuất hiện trên website https://www.bakermckenzie.com, có thể gây nhầm lẫn cho nguyên đơn trong việc xác định các thành viên của công ty luật và các thành viên liên kết khác của công ty luật. Tuy nhiên, việc công ty luật công bố các thông tin trên website của mình nếu có, không xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hà.
Cũng theo HĐXX, để thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, Công ty Baker & McKenzie Việt Nam đã ủy quyền cho bà N.T.H làm việc với Công ty Thiên Đỉnh thực hiện các công việc theo hợp đồng. Bà N.T.H đã chỉ định ông L.T.P và ông P.X.H, là nhân viên của công ty luật, hỗ trợ bà N.T.H thực hiện công việc theo hợp đồng.
Trong quá trình làm việc, ông P.X.H có gửi các email trao đổi với bà Hà và luật sư của bà Hà, nội dung các email chỉ là thông tin và trao đổi các thỏa thuận giữa công ty với bà Hà, không có nội dung tư vấn pháp luật cho bà Hà.
“Quá trình làm việc, bà N.T.H tư vấn cho người lao động của Công ty Thiên Đỉnh là nghĩa vụ của bà Hằng với Công ty Thiên Đỉnh, còn người lao động của Công ty Thiên Đỉnh, cụ thể là bà Hà – có chấp nhận tư vấn của luật sư Hằng hay không là quyền của người lao động. Và sự thật là người lao động, tức bà Hà, không chấp nhận tư vấn của luật sư N.T.H. Do đó, ý kiến trình bày của nguyên đơn về việc bà N.T.H tham gia tư vấn pháp luật để giải quyết tranh chấp lao động mà chưa có ủy quyền là không đúng quy định và không có căn cứ”, HĐXX nhận định.
Tự ý ghi âm cuộc họp, không xem xét chứng cứ
Tại phiên tòa, nguyên đơn xuất trình vi bằng số 298/2025/VB-TPLQ8 ngày 26.2.2025 do Văn phòng thừa phát lại Q.8 lập, nội dung thể hiện Biên bản cuộc họp ngày 22.7.2020 của Công ty Thiên Đỉnh tham vấn công đoàn về dự thảo phương án sử dụng lao động. Ông P.X.H và L.T.P không có tên trong thành phần tham dự cuộc họp nhưng trong file ghi âm của bà Hà cung cấp thì ông P.X.H và ông L.T.P tham gia cuộc họp và trực tiếp tư vấn cho Công ty Thiên Đỉnh cho bà Hà nghỉ việc.
Tại phiên tòa, nguyên đơn xác nhận, trong cuộc họp bà Hà tự ý ghi âm, không xin phép người có thẩm quyền điều hành cuộc họp, ông P.X.H và ông L.T.P cũng không trao đổi hay tư vấn cho bà Hà mà chỉ trao đổi với Công ty Thiên Đỉnh. Do đó, HĐXX không xem xét chứng cứ đối với vi bằng trên.
Về cáo buộc nhân viên của Công ty Baker & McKenzie Việt Nam thu giữ máy tính, điện thoại của bà Hà, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong vụ án, HĐXX cho rằng không có nội dung nào thể hiện ông P.X.H thu giữ máy tính và điện thoại của bà Hà…
“Xét công ty Thiên Đỉnh cho bà Hà nghỉ trái pháp luật đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực của TAND TP.HCM. Bà Hà không chứng minh được Công ty Baker & McKenzie Việt Nam có hành vi cố ý xâm phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của bà Hà, và thiệt hại thực thực từ hành vi xâm phạm trên, nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hà”, HĐXX đán.h giá.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/vi-sao-cuu-sinh-vien-kien-doi-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-boi-thuong-44-ti-20250507i7435910/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTA4fDA1OjQ0OjUw